Áp lực học hành: Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới quyết định tự tử ở học sinh

15:00 17/04/2018

Áp lực dồn nén từ chuyện học hành khiến học sinh chỉ nghĩ tới chuyện tự tử khi thành tích bản thân bắt đầu tụt xa bạn bè.

Có một thực tế rằng áp lực học hành mà học sinh trên toàn thế giới phải chịu đang ngày một tăng dần, kể từ tập niên 70 của thế kỉ trước. Tất cả bắt nguồn từ những định nghĩa hẹp về thành công. Rằng bạn phải đỗ đạt tại những trường danh giá, bạn mới nhận được tương lai ấm no.

"Các bài kiểm tra, sự xếp hạng, sự so sánh, sự cạnh tranh... chúng khiến giới trẻ đang oằn mình vì căng thẳng lẫn áp lực." - Haley Gleeson, một nhà báo Úc nhận định về thực trạng giáo dục tại nước này khi đã có 26% học sinh trên toàn quốc bỏ học vào năm 2016, số còn lại khẳng định đã "mất đi tuổi xuân" và tổn thương tinh thần vì chuyện học.

"Đối với con gái tôi, mỗi ngày đến trường là một chông gai. Và rồi tôi nhận ra mình không phải phụ huynh duy nhất rơi vào tình thế này."

Một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ vào năm 2010, đối tượng là các sinh viên năm nhất, học sinh năm đầu cấp 3, cho thấy mức độ stress vì học hành chiếm phần lớn nguyên nhân muốn bỏ học.Một cuộc khảo sát trên toàn nước Mỹ vào năm 2010, đối tượng là các sinh viên năm nhất, học sinh năm đầu cấp 3, cho thấy mức độ stress vì học hành chiếm phần lớn nguyên nhân muốn bỏ học.

"Quá nhiều sự tập trung vào điểm số cao đã gây ra cái nhìn hạn hẹp về thành công và phủ nhận những nỗ lực cá nhân khác.

Quá nhiều bài kiểm tra, quá nhiều bảng đánh giá, quá nhiều sự so sánh và nuôi dưỡng tính kèn cựa giữa học sinh với nhau.

Quá nhiều niềm hy vọng từ phụ huynh và giáo viên, khiến hệ thống giáo dục chỉ hướng tới xây dựng kết quả tốt chứ không còn khiến học sinh yêu thích học tập. Tất cả những điều này đã gây ra áp lực tới các em và tạo ra vô vàn hệ quả xấu. Nhẹ thì khủng hoảng tinh thần, nặng thì dẫn tới tự tử." - Haley Gleeson nói.

Áp lực học hành: Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới quyết định tự tử ở học sinh

Không chỉ ở Úc mà tại một quốc gia tiên tiến như Anh, tỉ lệ học sinh tự sát vì chuyện học hành đã tăng tới 170% trong vòng 2 thập kỉ trở lại đây. Theo thống kê của cục Khảo sát về tự tử và bệnh tâm thần (NCISH), 70% các vụ tự sát đều ở trong độ tuổi teen.

Theo một thống kê từ Bộ Nội vụ Ấn Độ, đã có hơn 26.000 học sinh tự tử vì áp lực học tập đè nén trong chỉ trong vòng từ năm 2014 - 2017. Riêng năm 2016, đã có tới 9.473 học sinh chọn cách kết thúc đời mình chỉ vì kết quả học tập kém và lo sợ ánh mắt thất vọng từ cha mẹ. Làm một phép tính nhỏ, người ta bàng hoàng nhận ra: cứ 55 phút trôi qua sẽ có một em tự tử.

Nhật Bản và Hàn Quốc cũng có tỉ lệ học sinh tự sát ở mức cao. Theo một nghiên cứu năm 2012 của Viện chính sách Thanh thiếu niên Hàn Quốc, cứ 4 học sinh trong lớp thì có 1 bạn mang trong mình ý muốn tự tử. Tỉ lệ tự tử ở học sinh tại Nhật Bản cũng cao hơn trung bình thế giới tới 60%, theo báo cáo của WHO vào năm 2015, với 70 trường hợp tự tử mỗi ngày.

Áp lực học hành: Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới quyết định tự tử ở học sinh

 

Áp lực học hành: Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới quyết định tự tử ở học sinh

Mặc dù không phải lí do duy nhất dẫn tới việc tự tử ở lứa tuổi học sinh nhưng áp lực học tập lại chính là nguyên nhân đầu tiên, bao gồm một loạt các nỗi lo đi kèm như: lo ngại về nghề nghiệp tương lai, không đủ tài chính, ganh đua đố kị bạn bè hoặc sợ bị điểm kém và khiến gia đình thất vọng. Theo Bộ nội vụ Ấn Độ, có ít nhất 1/4 các trường hợp học sinh tự tử là do lo lắng thành tích học tập không như ý và các em sợ phải đối diện với cái thở dài của cha mẹ.

Áp lực dồn nén từ gia đình, nhà trường, bạn bè cũng lớp đã tạo ra áp lực nội tại trong mỗi học sinh. Từ đó, các em rơi vào trạng thái u uất, buồn bã, trầm cảm và nặng hơn là nghĩ tới cái chết.

Áp lực học hành: Nguyên nhân đầu tiên dẫn tới quyết định tự tử ở học sinh

Tại Hàn Quốc, chuyện học hành và đỗ đạt cao được đẩy lên tới đỉnh điểm của áp lực. Để đạt được mục tiêu bản thân, kì vọng của gia đình và trấn áp nỗi lo bị bạn bè vượt xa, học sinh Hàn Quốc thường ở lại trường tới tối muộn để làm bài tập hoặc tới lớp luyện thi. Một ngày, các em dành 12 tiếng cho việc học tập là điều bình thường. Tới ngày thi, các em học hành còn căng thẳng hơn gấp 2, 3 lần ngày thường và chỉ dành 3 - 4 giờ để ngủ.

"Áp lực cạnh tranh đã xuất hiện ngay từ khi bọn em học lớp 1. Các trường trong SKY (ý chỉ 3 trường Đại học top đầu của Hàn Quốc là Đại học Seoul, Đại học Hàn Quốc và Đại học Yonsei) không dành cho những người ngủ từ 4 - 5 giờ mỗi ngày, đặc biệt là vào những năm cuối trung học." - Một học sinh giấu tên tâm sự.

Học sinh Trung Quốc cũng trải qua điều tương tự khi các em chỉ ngủ từ 6 tiếng mỗi ngày, nhồi nhét hàng trăm câu hỏi vào đâu để chuẩn bị cho kì thi Đại học. Mặc dù các em có thể thi lại vào năm sau, nhưng sự hiện hữu của hai chữ "đại học" đã in hằn trong tâm trí từ khi mỗi em mới chỉ là một đứa trẻ. Sự căng thẳng leo thang tới mức nhiều trường học ở Trung Quốc đã phải làm hàng rào tầng trên ban công ký túc xá sau khi xuất hiện tình trạng học sinh nhảy lầu vào thời điểm sắp tới kì thi đại học. Một nghiên cứu năm 2014 của nước này cho biết, kì thi căng thẳng cũng chiếm tới 93% nguyên nhân dẫn tới học sinh tự tử.


Đa số học sinh tự tử vì sợ làm cha mẹ buồn phiền, thất vọng. Đôi khi, các em học mà không nghĩ tới tương lai của mình mà nghĩ tới gia đình đầu tiên.
Đa số học sinh tự tử vì sợ làm cha mẹ buồn phiền, thất vọng. Đôi khi, các em học mà không nghĩ tới tương lai của mình mà nghĩ tới gia đình đầu tiên.

Để giải quyết những nguy cơ trầm cảm từ học sinh do áp lực học hành gây ra, một số trường học ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, Trung Quốc đã tổ chức cho các em chơi trò chơi ngoại khóa như giẫm bóng, tung nhau lên trời... Đây là những giây phút hiếm hoi các em được thả lỏng tinh thần, đầu óc và được tạo dựng cái nhìn thân thiện, hòa đồng, vui vẻ với bạn bè. Trường Trung học số 2 Hành Thủy, Hà Bắc thì độc đáo hơn khi học sinh được giáo viên "lì xì" 5 tệ (khoảng 18.000 đồng) như một cách mang lại niềm vui học hành ngày cuối cấp.

Tuy nhiên, mọi nỗ lực từ chính phủ, nhà trường sẽ chỉ là "muối bỏ biển" nếu các bậc phụ huynh vẫn tiếp tục đặt sự kì vọng thành nỗi ám ảnh về hai chữ "học giỏi, đỗ cao" lên con em mình.

Bạn biết không, vào năm 2016, chính phủ Nhật Bản từng đề nghị giảm bớt chương trình học cho học sinh. Thế nhưng, đề nghị này đã vướng phải sự phản đối mạnh mẽ từ các bậc cha mẹ. Và cuối cùng, áp lực học hành cùng sự kì vọng quá lớn từ phụ huynh đã đẩy học sinh tới việc kết liễu đời mình.

Tổng hợp

Infographic: OCC