Alice In Borderland: Sự sống của con người thật sự đáng giá bao nhiêu?

20:00 26/10/2021

Tôi chưa bao giờ biết yêu thương. Tôi không thể sống một ngày mà không làm hại người khác. Tôi khinh thường những kẻ yêu sự sống của mình, vị tha và chân thành, có lẽ vì đó là những thứ tôi không bao giờ có - Chishiya Shuntarou.

Trong khi trên toàn Thế giới vẫn đang phát cuồng vì Squid Game (Trò Chơi Con Mực) – một bộ phim thuộc thể loại sinh tồn của Hàn Quốc, thì một năm trước đó Netflix đã cho phát hành Alice In Borderland. Tuy không tạo được làn sóng mạnh mẽ về mặt truyền thông như Squid Game nhưng cả hai đều được đưa lên bàn cân “Đâu mới là series sinh tồn hay nhất của Netflix?”.


Alice In Borderland là bộ phim sinh tồn ăn khách trên Netflix.

Ở bài viết này, tôi sẽ nhắc lại Alice In Borderland có những điểm thu hút nào mà khiến cho dòng phim này tại Nhật Bản luôn ăn khách. 

Nhắc đến dòng phim sinh tồn thì không thể bỏ qua xứ sở hoa anh đào – “cái nôi” của thể loại này với Battle Royale, As The God’s Will,… Riêng Alice In Borderland được ra mắt lần đầu dưới định dạng anime dựa trên bộ manga cùng tên do Haro Aso viết và minh hoạ, tuy nhiên đến phiên bản live-action thì bộ phim đã đưa thương hiệu này lên một tầm cao mới. 

Alice In Borderland

Bộ phim xoay quanh ba nhân vật chính Arisu (Yamazaki Kento) – một thanh niên thất nghiệp,còn lại hai người của anh cuộc sống cũng không khá hơn khi Karube (Keita Machida) làm việc tại một quán bar. Còn Chota (Yuki Morinaga) là một nhân viên văn phòng hiền lành nhưng phải chịu áp lực từ công việc và người mẹ chỉ biết xin tiền. Ngày qua ngày đều giống nhau, cả ba hẹn nhau để uống rượu và rồi họ kẹt vào một thế giới giả tưởng Borderland – tại đây cả ba bị buộc phải tham gia vào các trò chơi tàn bạo liên quan đến sức mạnh thể chất, trí thông minh.

 
Câu hỏi được đặt ra mỗi khi xem bất cứ một bộ phim sinh tồn nào: “Họ làm gì để sống?” hay “Cái giá của việc được sống là gì?”
Câu hỏi được đặt ra mỗi khi xem bất cứ một bộ phim sinh tồn nào: “Họ làm gì để sống?” hay “Cái giá của việc được sống là gì?”

Khi cả ba đang cố gắng hiểu chính xác những gì đang xảy ra và làm thế nào để họ có thể sống sót sau trò chơi và quay trở lại cuộc sống của mình, họ phải đối mặt với những tình huống ngày càng khó khăn cùng với sự thử thách mối quan hệ buộc họ phải đưa ra những sự lựa chọn để tồn tại. 

Alice In Borderland cũng không sợ khi chạm vào vùng xám đạo đức. Khi những người chơi tranh giành lấy mạng sống của mình, họ thường đọ sức với nhau, hoặc theo quy tắc của trò chơi một cách rõ ràng hoặc thông qua các quyết định nội bộ được đưa ra để tối đa hóa cơ hội sống sót của chính họ. Tất nhiên, điều thứ hai là hệ quả dự kiến ​​của những trò chơi này — người chơi càng thắng nhiều, họ càng đánh mất nhân tính của chính mình.

Bộ phim cố gắng bóc tách loài người xuống xương trần và phơi bày con người ở trạng thái dễ bị tổn thương nhất, có lẽ là phần con trong mỗi cá nhân. Mỗi người chơi, một cách tự nhiên sẽ tự  vươn lên nhau trong thế giới này, đối với một số người vẫn sẽ giữ vững ý thức của họ trong khi những người khác hoàn toàn từ bỏ nó. Tại đây sẽ không phân rõ người tốt hay kẻ xấu - chỉ là con người đối mặt với bản năng sinh tồn, và họ sẵn sàng chọn cách nào để đi xa nhất?

 
Alice in Borderland cũng mắc nhiều lỗi của bộ phim sinh tồn.
Alice in Borderland cũng mắc nhiều lỗi của bộ phim sinh tồn.

Mặc dù nửa đầu của Alice in Borderland đề cập đến việc Arisu và những người bạn đồng hành của anh ấy học các quy tắc của thế giới loạn lạc mới này, nhưng nửa sau đi sâu vào bí ẩn của thế giới này: Liệu ai kẻ chủ mưu đứng đằng sau tất cả? Đây thường là “lỗi chung” của các phim thuộc thể loại sinh tồn, bộ phim dẫn dắt người xem vào một cuộc phiêu lưu tàn khốc và buộc phải giải thích với khán giả rằng “Tại sao lại dựng lên thế giới này và ai làm điều đó”. Điều này khiến cho một số phim dễ dẫn đến tình trạng “đầu voi đuôi chuột”.

Đối với những khán giả yêu thích thể loại phim sinh tồn thì sẽ thích Alice In Borderland hơn Squid Game vì ở Alice In Borderland có những trò chơi căng não, kích thích người xem, còn đối với Squid Game mặc dù gây sốt toàn cầu và được các nhà phê bình đánh giá cao nhưng ở tác phẩm vẫn chưa thoả mản người xem vì có phần trẻ con và rất thiếu phần kịch tính.

Tuy nhiên, xét cho cùng cả 2 tác phẩm Alice In Borderland và Squid Game đều là những bộ phim sinh tồn đáng xem trong vài năm trở lại đây.


Squid Game thiếu phần kịch tính hơn Alice In Borderland.

Thông điệp từ bộ phim

Alice In Borderland hay ngay cả Squid Game đều mang lại một góc nhìn thu nhỏ của một quốc gia, nếu Squid Game dễ dàng nhìn thấy sự phân tầng giai cấp trong xã hội, thì Alice In Borderland mang đến một bức tranh tối tăm – đây là một đất nước phát triển và sẽ luôn có những áp lực đặt nặng lên người trẻ. Mỗi một phim, mỗi một góc nhìn và cả những thông điệp được cài gắm mà buộc người xem sẽ phải đồng hành cùng nhân vật qua từng tập cho đến tập cuối cùng để rồi vỡ oà tất cả. 


Alice in Borderland mô phỏng Hunger Games.

Nhìn chung, Alice in Borderland mô phỏng lại một câu chuyện mang đậm chất Hunger Games dưới dạng trò chơi điện tử thông minh. Nếu hình ảnh thuyết phục và những tình tiết rối rắm không giữ được vị trí của bạn, thì những tình huống khó xử về đạo đức và các nhân vật đầy màu sắc sẽ tạo thêm chiều sâu vừa đủ để khiến bạn bị cuốn hút. Đối với những người hâm mộ anime hoặc chỉ là khoa học viễn tưởng, Alice in Borderland hoàn toàn xứng đáng có được một vị trí trong danh sách phim yêu thích của bạn.

Ảnh: Netflix

10 SỰ THẬT THÚ VỊ VỀ ALICE IN BORDERLAND

10 điều có thể bạn chưa biết về Alice in Borderland:

1. Chuyển thể từ manga

2. Đã có một phiên bản anime

3. Đạo diễn "Kingdom" cầm trịch

4. Dàn diễn viên nổi tiếng

5. "Né" được COVID-19

6. Tất cả đều xoay quanh chuyện sinh tồn

7. Sẽ có người "bay màu"

8. Nhìn thấy một Tokyo hoang tàn

9. Gây sốt toàn thế giới

10. Khả năng cho mùa phim thứ hai