Album nhạc Việt liệu có còn giá trị khi ca sĩ dần theo hướng hiện đại?

17:40 17/08/2020

Vào những năm 2000, chỉ với chiếc TV màu đời đầu không mấy chất lượng nhưng thị trường nhạc Việt đã bùng nổ với khán giả. Những cái tên quen thuộc như: Lý Hải, Mỹ Tâm, Thanh Thảo, Đàm Vĩnh Hưng, Phương Thanh... đều có những ca khúc "làm mưa làm gió".

Mỗi khi nghe đến ca sĩ nào ra album là khán giả lại đổ xô đi mua để được sở hữu một chiếc đĩa có hình thần tượng, phải nói rằng thời điểm đó để thưởng thức được một tác phẩm phải bỏ ra số tiền không nhỏ.

 
Những chiếc album của nghệ sĩ gạo cội được lưu giữ (Ảnh: FBNV).
Những chiếc album của nghệ sĩ gạo cội được lưu giữ (Ảnh: FBNV).

>>>Xem thêm: Hà Hồ dành lời khen cho AMEE: "Cô bé này làm âm nhạc chuyên nghiệp"

Công nghệ phát triển khiến khán giả không chuộng hình thức album

Cho đến thời điểm hiện tại sản phẩm âm nhạc cũng chất lượng hơn, kỹ thuật cũng tân tiến và đặc biệt là phương tiện vận chuyển album cũng nhanh chóng. Tuy nhiên, truyền thống ca sĩ là phải có album lại không được phát triển và đang ngày một lụi tàn, lý do là vì đâu?

 
Album của Bích Phương được đánh giá cao về chất lượng âm nhạc và hình ảnh (Ảnh: FB).
Album của Bích Phương được đánh giá cao về chất lượng âm nhạc và hình ảnh (Ảnh: FB).

Công nghệ phát triển vượt bậc, thị trường âm nhạc muốn thu hút khán giả phải chuyển sang hình thức làm MV, có những hình ảnh đặc sắc như thế này mới đủ gây sự chú ý cho nhiều người.

Bên cạnh đó, những trang nghe nhạc (nhạc số) cũng bắt đầu phát triển khiến cho những sản phẩm vật lý như album lại không được yêu thích như trước.

Trong khi đó album vật lý lại là một món hàng khá rườm rà được ca sĩ thu âm và bán ra như một hình thức bộ sưu tập âm nhạc và lưu hành trên thị trường. Thời buổi này, nghe nhạc chỉ cần vài cái click chuột đã có thể thưởng thức trọn vẹn bài hát nên album không còn giá trị như trước.

Thay vì đầu tư một album với những hình ảnh riêng biệt thì nghệ sĩ lại chọn quay MV với phong cách "mì ăn liền" cho hợp xu hướng hiện đại. Mặc dù vậy, album lại là cái nôi của một ca sĩ, rất nhiều tiền bối đi trước cho rằng "một người ca sĩ nhất thiết phải có album, bởi vì đó là thứ khẳng định bản thân trong nghệ thuật và được mọi người công nhận".

 
Kể cả album Hoàng của Hoàng Thuỳ Linh cũng là một sản phẩm chỉn chu (Ảnh: FB).
Kể cả album Hoàng của Hoàng Thuỳ Linh cũng là một sản phẩm chỉn chu (Ảnh: FB).

Album vật lý của nhiều ca sĩ trên thế giới vẫn rất phát triển nhất là idol K-pop họ bán được rất nhiều sản phẩm với hình thức như thế. Tuy nhiên, với V-pop album lại bị mai một và đang có xu hướng lụi tàn.

 
Được bao nhiêu ca sĩ trẻ đang giữ lại hình thức sản xuất album? (Ảnh: FB).
Được bao nhiêu ca sĩ trẻ đang giữ lại hình thức sản xuất album? (Ảnh: FB).

Người nghe nhạc Việt đa số vẫn thích nghe nhạc nhanh chóng và miễn phí, nên họ sẽ chọn những trang nghe nhạc trực tuyến hoặc có thể tải trực tiếp về điện thoại chứ không nghe bằng đĩa cứng, đó là một phần lý do vì sau album không bán chạy. 

>>>Có thể bạn quan tâm: Những "người tình trong MV" của ca sĩ Việt vướng vào vòng lao lý

Album bị mai một, nghệ sĩ vẫn là nguyên nhân lớn nhất

Lý do lớn nhất khiến album không được chú ý như trước là do các ca sĩ - người làm nên các sản phẩm âm nhạc. Đến những người tạo ra và lưu giữ nghệ thuật họ cũng xem album là một thứ chưa cuốn hút, thì thử hỏi khán giả sao có thể giữ cho họ?

 
Hồ Ngọc Hà nhận định ca sĩ trẻ ít quan tâm đến album (Ảnh: FBNV).
Hồ Ngọc Hà nhận định ca sĩ trẻ ít quan tâm đến album (Ảnh: FBNV).

Trong một phát biểu gần đây, Hồ Ngọc Hà nói rằng: "Thời buổi bây giờ các ca sĩ họ chuộng quay MV, rồi không có ai dành thời gian để làm album nữa. Cho nên thị trường âm nhạc ngày càng bị rút ngắn và giá trị càng ngày không được gìn giữ như ban đầu. Nên Hồ Ngọc Hà và ê-kíp ấp ủ, phải cố gắng bằng mọi cách dù bài hát hay cũng phải nhín lại làm album. Bởi vì đó là những giá trị trường tồn cho sau này".

Đây chính là nhận định của một nghệ sĩ gạo cội trong nghề và được xem là một lời khuyên lớn cho các ca sĩ trẻ. Vì sao album của họ lại không được ưa chuộng trong khi fan Việt có thể bỏ cả triệu đồng mua 1 chiếc album của idol K-pop?

 
Những thiết kế album đơn giản của BTS nhưng lại bán triệu bản mỗi album (Ảnh: Twitter).
Những thiết kế album đơn giản của BTS nhưng lại bán triệu bản mỗi album (Ảnh: Twitter).

Bởi vì nghệ sĩ trẻ V-pop chưa chú trọng vào album nên họ không đầu tư cho mảng này, tất nhiên ai cũng thế thì không còn sự cạnh tranh. Thay vì mặc nhiều bộ quần áo chụp nhiều bộ ảnh đẹp để chụp 1 album vậy tại sao không lấy số quần áo đó quay MV tạo nên thước phim sống động, chính vì vậy mà album dần biến mất như một thứ văn hoá bị lãng quên.

Thêm vào đó, V-pop không có những hình thức bán album kèm theo digital hoặc những món hàng tự thiết kế sản xuất như các nghệ sĩ nước ngoài, đó là một điểm kém hấp dẫn khách hàng. 

Ngày xưa album có thể thu lại nguồn kinh phí lớn cho một sản phẩm âm nhạc vì lượng bán ra khá tốt thì bây giờ đầu tư một MV khủng để thu lại lượng view YouTube đã có thể đạt được lợi nhuận. Chưa kể MV còn nhận được rất nhiều quảng cáo từ các nhãn hàng, đây được xem là nguồn lợi chính cho các ca sĩ.

Đôi khi nghệ thuật muốn phát triển cũng phải có những chiêu trò để kích cầu người sử dụng âm nhạc. Bên cạnh đó, người sản xuất họ cũng ước lượng chi phí đạt được mà quyết định ra mắt những gì có lợi nhuận tối ưu nhất.

>>>Có thể bạn quan tâm: Mô hình đào tạo nhóm nhạc Vpop dần khắc nghiệt không kém gì Kpop

Ảnh: Tổng Hợp

Mô hình đào tạo khắc nghiệt của của K-pop đang lấn sân V-pop

Có thể những hình thức album do Việt Nam còn nghệ sĩ tự do quá nhiều nên không thể phát triển, tuy nhiên hình thức đào tạo nghệ sĩ với mô hình thực tập sinh như idol K-pop nhiều công ty Việt Nam đã bắt đầu xuất hiện.

Có thể thấy nhóm nhạc SGO48 hay D1VERSE đều là những sản phẩm đào tạo của các công ty Việt theo hình thức idol K-pop, họ sẽ được luyện tập và trải qua quá trình rèn luyện khắc nghiệt, chịu những quy tắc như không hẹn hò, không chất kích thích,.... Những ai vi phạm đều sẽ bị loại khỏi nhóm.