Những bí mật "động trời" đằng sau 9 bức tranh nổi tiếng thế giới

11:00 27/07/2016

Bất kì một tác phẩm nghệ thuật nào cũng ẩn chứa những bí mật bên trong nó, có thể là một câu chuyện, hình ảnh ẩn giấu, hoặc ý nghĩa kép...

Hãy cùng khám phá bí mật trong 9 kiệt tác nổi tiếng thế giới sau nhé, bạn sẽ bị cuốn hút mà không hề hay biết đấy.

1. "Danaë" (1636 - 1647) - Danh họa Rembrandt Harmenszoon van Rijn

Những bí mật

Vào những năm 60 của thế kỉ 20, một tấm phim chụp X-ray của bức tranh Danaë đã tiết lộ bí mật to lớn ẩn bên trong đó. Ở phiên bản gốc của bức tranh, Danaë - nàng thơ trong bức tranh của họa sĩ Rembrandt mang gương mặt của Saskia - người vợ yêu dấu đã qua đời vào năm 1642 của ông. Nhưng sau khi bà mất, Rembrandt lại "biến hóa" khuôn mặt Danaë từ người vợ Saskia thành người tình Geertje Dircx

Được biết, câu chuyện về người phụ nữ Danaë được nhắc đến như người tình của thần Zeus, cũng có thể vì đó mà Rembrandt đã dùng hình ảnh này để phản ánh chuyện tình của bản thân.

2. "Phòng ngủ tại Arles" (1888-1889) - Danh họa Vincent van Gogh

Những bí mật

Năm 1888, vị họa sĩ tài ba Van Gogh đã mua một phòng tranh nhỏ tại Arles, miền nam nước Pháp, để tránh những nhà phê bình cũng như nghệ sĩ Paris. Đến tháng 10 cùng năm, Van Gogh bắt đầu vẽ tác phẩm Phòng ngủ tại Arles. Màu sắc đặc trưng và tổng thể ấm áp chính là những khía cạnh quan trọng của bức tranh; phòng ngủ của ông là biểu tượng của sự an toàn và thoải mái. 

Nhưng về sau, những nhà bình phẩm tranh của Van Gogh lại đưa ra một lời giải thích khác cho cách sử dụng màu sắc trong bức tranh này. Theo đó, khi vẽ tác phẩm này, Van Gogh đang sử dụng một loại thuốc làm từ lá mao địa hoàng - thứ giúp ông "chiến đấu" với căn bệnh động kinh. Chính loại thuốc này đã gây trở ngại cho việc cảm nhận màu sắc của ông, cũng là lí do chính cho việc bức tranh xuất hiện sắc vàng và xanh lá cây.

3. "Mona Lisa" (1503-1519) - Danh họa Leonardo da Vinci

Những bí mật

Bức tranh Mona Lisa được biết đến như một sự hoàn hảo và bí ẩn. Joseph E. Borkowski - chuyên gia nghệ thuật người Mỹ đồng thời là một nha sĩ làm việc bán thời gian, cho rằng người phụ nữ trong tranh ban đầu không có nhiều răng. Phóng to bức tranh kiệt tác này và nhìn thật kĩ càng, Borkowski tìm thấy những vết sẹo quanh miệng nàng Mona Lisa, biểu cảm của nhân vật cũng là biểu hiện phổ biến của những người thiếu khuyết răng cửa.

4. "Buổi hỏi vợ của bá tước" (1848) - Danh họa Pavel Fedotov

Những bí mật

Khi bức tranh Buổi hỏi vợ của bá tước được công bố, rất nhiều người đã bật cười thành tiếng. Trong bức họa, Fedotov đã thêm rất nhiều chi tiết hài hước, yếu tố mỉa mai mà chỉ những người ở thế kỉ đó mới hiểu được. 

Ví dụ, vị bá tước trong tranh đã không tuân theo nghi thức chuẩn mực ở thời đại đó. Ông không mang bó hoa đến cho cô dâu hay mẹ của cô ta. Còn cô dâu thì mặc chiếc váy dành cho tiệc tối trong suốt thời gian ban ngày (từ những chiếc đèn không được bật trong phòng, ta có thể thấy rõ bối cảnh bức tranh là ban ngày). Nhiều khả năng, người phụ nữ trẻ trong tranh đã mặc chiếc váy "low-cut" thoải mái trong nhà. Từ trong tranh, ta có thể nhận thấy cô gái đang cảm thấy xấu hổ và cố gắng trốn tránh trong phòng riêng.

5. "Nữ thần Tự do dẫn dắt nhân dân" (1830) - Danh họa Ferdinand Victor Eugène Delacroix

Những bí mật

Những chuyên gia về tranh lịch sử cho rằng Delacroix đã được truyền cảm hứng để vẽ bức tranh Tự do bởi chị thợ giặt làm cách mạng Anna-Charlotte - người đã lao thẳng vào rào chắn sau cái chết của em trai cô ta và giết 9 tên lính gác. Vị họa sĩ tài ba này đã phác thảo người phụ nữ can đảm kia với bộ ngực trần, điều này tượng trưng cho lòng dũng cảm và sự cống hiến, cũng như nói lên chiếc thắng của chế độ dân chủ. Ngoài ra, bộ ngực trần đó cũng cho thấy sự tự do, bất kì người phụ nữ bình dân nào cũng không cần đeo lên mình chiếc còng mang tên "áo corset" bó ngực.

6. "Hình vuông đen" (1915) - Danh họa Kazimir Malevich

Những bí mật

Nhìn vào bức tranh hình vuông đen trên nền trắng này, chúng ta có thể dễ dàng thấy được nó chẳng những không phải màu đen thuần khiết, mà còn không vuông góc rõ ràng. Từng cạnh trong hình vuông đen không hề song song với nhau, ngay cả những cạnh viền ngoài cũng vậy. Chưa nói đến, màu đen được sử dụng trong hình là kết quả của việc pha trộn nhiều màu sắc khác nhau mà không phải màu sơn đen thuần túy. Các chuyên gia cho rằng Kazimir vẽ bức tranh này với mong muốn tạo sự linh hoạt, năng động, không bó buộc theo cách truyền thống trong hội họa.

Chính Kazimir cũng giải thích rằng "đứa con tinh thần" này mang ý nghĩa như một thể vô hình - thứ cốt lõi mà từ đó “bằng những sự phân chia và biến dạng” sẽ xuất hiện các bố cục tiếp theo. “Mặt phẳng của màu sắc hội họa trên nền của tấm vải trắng trực tiếp tạo ra cho ý thức chúng ta một cảm giác mạnh mẽ về không gian”, Kazimir cho biết.

7. "Ông lão đánh cá" (1902) - Danh họa Csontváry Kosztka Tivadar

Những bí mật

Hình ảnh một ông lão với khuôn mặt khắc khổ, hai tay đang siết chặt chiếc gậy, phông nền phía sau là cảnh sóng biển vỗ bờ. Nếu chỉ nhìn thoáng qua, chúng ta thấy rằng bức tranh này không có gì đặc biệt ngoài sự khắc khổ đến dữ tợn của người đánh cá. Tuy nhiên, các bạn sẽ không thể ngờ được sự thật đằng sau ông lão bình thường này.

Những bí mật

Thời gian đầu bức tranh mới công bố, không ai hiểu được ngụ ý đằng sau bức tranh của Tivadar. Đến sau khi ông mất đi, một số người đã nghĩ đến cách dùng một tấm gương phản chiếu đặt giữa bức tranh. Nếu mặt gương quay sang trái, chúng ta sẽ thấy lão đánh cá đang chắp tay cầu nguyện, nhưng nếu quay ngược sang phải, ông lão khắc khổ liền biến thành "ác quỷ" đáng sợ. Nhìn xa hơn nữa, phông nền ở góc cạnh bức tranh cầu nguyện là vùng biển yên bình, còn ở bức "ác quỷ" lại là "sóng to gió lớn". 

Đến lúc này người đời mới vỡ lẽ ra Tivadar muốn diễn đạt điều gì: mỗi con người đều mang trong mình 2 mặt thiện - ác.

8. "Chân dung của Adele Bloch-Bauer I" (1907) - Danh họa Gustav Klimt 

Những bí mật

Klimt đã phác thảo lại nét đẹp của Adele - vợ ông vua ngành đường người Áo Ferdinand Bloch-Bauer. Khi đó, hầu hết mọi người tại Thủ đô Vienna (nước Áo) đều thảo luận về mối tình của vị nghệ sĩ nổi tiếng này với nàng thơ Adele. Người chồng đáng sợ của Adele nghe được lời bàn luận đó, ông đã nổi giận và quyết định trả thù Klimt. Tuy nhiên, Bloch-Bauer chọn một phương thức báo thù rất đặc biệt, ông đặt Klimt vẽ hàng trăm bức tranh chân dung về Adele hòng làm chàng họa sĩ thấy mệt mỏi với vợ ông.

Kế hoạch trả thù của Bloch-Bauer được thực hiện trong suốt nhiều năm liền, ông muốn vợ ông phải tận mắt chứng kiến tình cảm của Klimt phai mờ theo thời gian. Đương nhiên, Bloch-Bauer đã ra một cái giá rất hậu hĩnh cho Klimt. Bốn năm sau, kế hoạch của ông trùm ngành đường thành công, tình cảm của Klimt dần trở nên nguội lạnh. Đáng sợ hơn, đến lúc chết, Adele Bloch-Bauer vẫn hoàn toàn không hay biết rằng chồng cô đã biết về mối quan hệ giữa mình với Klimt.

9. "Chúng ta từ đâu đến? Chúng ta là ai? Chúng ta sẽ đi về đâu?" (1897-1898) - Danh họa Paul Gauguin

Những bí mật

Đây chính là bức tranh nổi tiếng nhất của họa sĩ Gauguin, khi xem chúng ta phải nhìn từ phải sang trái. Bản thân bức tranh này là một câu chuyện ngụ ngôn về đời sống tinh thần và thể chất của đàn ông. Bắt đầu từ một đứa trẻ (bé trai nằm ngủ ở góc dưới, bên phải bức tranh), kết thúc bằng một nấm mồ (thể hiện qua con chim đang bắt lấy con thằn lằn ở góc dưới bên trái bức tranh). 

Được biết, Gauguin vẽ bức tranh này ở Tahiti - nơi ông chọn làm nơi ẩn náu. Tuy nhiên, sự "trốn chạy" của ông lại không thành công. Cái nghèo đã khiến ông bị trầm cảm nặng. Khi hoàn thành bức tranh - thứ phản ánh tốt nhất trạng thái tinh thần của ông lúc ấy - Gauguin cầm theo một hộp thạch tín rồi leo lên núi để kết thúc cuộc đời mình. Vì không tính toán chuẩn xác liều lượng thạch tín, "công cuộc" tự sát của Gauguin thất bại. Sáng hôm sau, Gauguin quay lại túp lều của mình và ngủ thiếp đi. Sau khi tỉnh dậy, ông cảm thấy tất cả mọi thứ như thay đổi hẳn. Năm 1989, Gauguin bước vào một giai đoạn mới, và thành công hơn trong sự nghiệp.