Thịt bò, gừng là thực phẩm 'đại kỵ' với thịt lợn

20:00 01/01/2020

Trong bữa ăn hàng ngày của người Việt, thịt lợn là thực phẩm quen thuộc với nguồn dinh dưỡng cao lại có thể chế biến đa dạng. Tất cả các phần của heo ngay cả phụ phẩm như nội tạng, óc, gan, lưỡi,.. cũng chứa nhiều protein, vitamin và khoáng chất nên được chế biến thành rất nhiều món ngon. Tuy nhiên thịt lợn lại "đại kỵ" với một số thực phẩm khác mà không phải bà nội trợ nào cũng biết. Khi nấu chung với nhau, món ăn không chỉ mất đi chất dinh dưỡng của thịt lợn mà còn có thể gây ra bệnh cho cơ thể. 

 
Có một số thực phẩm "đại kỵ" với thịt lợn mà khi chế biến tuyệt đối không nên nấu chung.  
Có một số thực phẩm "đại kỵ" với thịt lợn mà khi chế biến tuyệt đối không nên nấu chung.  

Thịt bò 

Mặc dù cả thịt lợn và thịt bò đều là những nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng và xuất hiện nhiều trong bữa ăn thường ngày, tuy nhiên hai loại này tuyệt đối không nên chế biến cùng nhau. Theo Đông y thì thịt lợn có tính hàn, thịt bò có tính ôn nên chúng tương khắc với nhau, khi chế biến chung sẽ làm giảm thế mạnh của nhau làm cho giá trị dinh dưỡng của hai loại thịt đều bị giảm đi đáng kể.

Do đó để đảm bảo hương vị của hai thực phẩm này, bạn nên nấu riêng hai loại. Những món ăn nấu cùng với thịt bò hay thịt lợn khi nấu riêng cũng dễ chế biến và đảm bảo mùi vị hơn.

>> Xem thêm: Phở, gỏi cuốn Việt Nam lọt top 50 món ăn ngon nhất thế giới của CNN

 
Nấu chung thịt lợn với thịt bò làm giảm đi đáng kể giá trị dinh dưỡng của món ăn. 
Nấu chung thịt lợn với thịt bò làm giảm đi đáng kể giá trị dinh dưỡng của món ăn. 

Gừng 

Gừng là nguyên liệu quen thuộc thường được các bà nội trợ sử dụng khi chế biến để ướp và khử mùi tanh của thịt sống. Tuy nhiên gừng sống thuộc hỏa còn thịt lợn thuộc thủy, khi kết hợp với nhau sẽ gây ra chứng phong thấp, nổi các nốt đen trên mặt cho người ăn. 

 
Gừng có tính hỏa "đại kỵ" với thịt lợn trong chế biến. 
Gừng có tính hỏa "đại kỵ" với thịt lợn trong chế biến. 

Gan dê 

Gan dê có giá trị dinh dưỡng cao giúp tăng cường bổ gan, sáng mắt, điều trị can phong hư nhiệt. Tuy nhiên với mùi đặc trưng là gây, hôi nên khi nấu chung với thịt lợn sẽ làm cho món ăn có mùi hương kém hấp dẫn thậm chí khó chịu cho người dùng.

Bên cạnh đó trong Đông y, thịt lợn có vị nóng còn gan dê lại có tính hàn lạnh nên tương khắc với nhau gây ra tình trạng khí trệ, gây trướng đầy bụng, khó chịu và đau. Đặc biệt trẻ em không thích mùi vị của món ăn này nên tránh nấu thịt lợn với gan dê trong chế biến. 

>> Xem thêm: 6 loại nấm quen mặt nhưng lại giúp giảm cân "thần sầu"

 
Gan dê có mùi đặc trưng nên khi nấu chung với thịt lợn có thể làm cho món ăn kém hấp dẫn. 
Gan dê có mùi đặc trưng nên khi nấu chung với thịt lợn có thể làm cho món ăn kém hấp dẫn. 

Đậu tương

Khi chế biến món ăn, đậu tương là một trong những thực phẩm "đại kỵ" với thịt lợn mà bà nội trợ nên tránh. Với giá trị dinh dưỡng cao, đậu tương có hàm lượng phốt-pho lên đến 60-80% nên khi nấu chung với thịt lợn sẽ làm giảm chất dinh dưỡng của món ăn đặc biệt là thịt nạc. Bên cạnh đó nấu chung đậu tương với thịt lợn, cá hay các loại thịt khác sẽ làm cho các khoáng chất như canxi, sắt, kẽm bị can thiệp, làm giảm sự hấp thụ những yếu tố này vào cơ thể.

 
Hàm lượng phốt-pho trong đậu tương rất cao, khi nấu chung với thịt lợn làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thịt. 
Hàm lượng phốt-pho trong đậu tương rất cao, khi nấu chung với thịt lợn làm giảm đi giá trị dinh dưỡng của thịt. 

Thịt trâu 

Thịt trâu có tính hàn nên khi nấu chung với thịt lợn cũng có tính hàn dễ gây ra chứng sán dây, sán sơ mít. Bởi vậy để đảm bảo sức khỏe cho gia đình, bạn tuyệt đối không nên chế biến chung thịt trâu và thịt lợn với nhau.

Rau mùi 

Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng thì thịt lợn không nên nấu chung với rau mùi bởi rau có tính ôn, hao khí trong khi đó thịt lợn tính hàn. Nếu kết hợp hai loại thực phẩm này, người ăn có thể đau quặn vùng xung quanh rốn. 

>> Xem thêm: Uống nhiều rau má sẽ bị rối loạn tiêu hoá, lạnh bụng

 
Theo Đông y rau mùi có tính ôn, hao khí. 
Theo Đông y rau mùi có tính ôn, hao khí. 

Lá mơ 

Hàm lượng protein trong thịt lợn khác cao, khi kết hợp với lá mơ dễ dẫn đến kết tủa lượng đạm khiến người ăn khó hấp thu hơn. Ngoài ra sự kết hợp của hai thực phẩm này còn dễ dẫn đến khó tiêu hóa, ngộ độc hay nhiễm độc lâu dài cho cơ thể nên bà nội trợ cần phải lưu ý để đảm bảo sức khỏe cho gia đình.

 
Kết hợp thịt lợn với lá mơ có thể gây ra triệu chứng khó tiêu, ngộ độc. 
Kết hợp thịt lợn với lá mơ có thể gây ra triệu chứng khó tiêu, ngộ độc. 

Tôm, ốc

Thay vì chế biến cùng với nhau thì thịt lợn và tôm, ốc nên nấu thành những món riêng biệt. Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì khi ăn chung thịt lợn cùng với tôm, ốc sẽ khiến người ăn bị lạnh bụng, khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Đối với những ai bụng yếu thì sự kết hợp này hiểm họa vô cùng, không tốt cho sức khỏe.

 
Tôm, ốc là thực phẩm không nên nấu chung với thịt lợn. 
Tôm, ốc là thực phẩm không nên nấu chung với thịt lợn. 

Để đảm bảo bữa ăn dinh dưỡng cho cả nhà, bên cạnh việc cân bằng khẩu phần ăn, lựa chọn thực phẩm tươi ngon, đa dạng thì bà nội trợ nên "bỏ túi" các lưu ý như trên khi chế biến. Mặc dù quen thuộc và dễ biến nhưng có không ít thực phẩm "đại kỵ" với thịt heo mà bạn đừng nên bỏ qua nhé.

Ảnh: Internet

Theo dõi thêm các bài viết về ẩm thực trên YAN nhé!

Đối với các tín đồ ẩm thực, chợ Hồ Thị Kỷ được xem là "thiên đường ăn vặt" vô cùng hấp dẫn. Đặc trưng của các món ngon nơi đây đó là sự độc đáo, đặc trưng đến từ Campuchia nên rất thu hút thực khách.

Dừng chân tại chợ Hồ Thị Kỷ, bắt đầu hành trình foodtour, bạn sẽ bị lôi cuốn bởi 1001 món ngon như bún Num Bò Chóc, hủ tiếu ốc, súp cua, gỏi đu đủ băm,...XEM THÊM