Hôm nay, YAN sẽ cùng bạn điểm qua 5 việc mà nhà nhà người người đều làm mỗi khi tết đến xuân về, với mong muốn giữ mãi được những phong tục tập quán tươi đẹp từ ngàn xưa, ghi nhớ những nét văn hóa của người Việt Nam.
Tết cổ truyền Việt Nam hay còn gọi là Tết Cả, Tết Nguyên Đán là lễ Tết lớn nhất đã tồn tại từ rất lâu đời của dân tộc ta. Nguồn gốc của lễ này ảnh hưởng từ lễ Tết Xuân Tiết Trung Quốc và diễn ra vào mùng 1, mùng 2, và mùng 3 tháng 1 âm lịch hàng năm. Chính vì vậy mà một số phong tục ngày Tết Việt cũng chịu ảnh hưởng khá nhiều từ Trung Quốc.
1. Tiễn ông Táo về trời
Theo tục lệ cổ truyền người Việt Nam, hàng năm, cứ đến ngày 23 tháng Chạp âm lịch, Táo Quân lại cưỡi cá chép bay về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình với Ngọc Hoàng. Cho đến đêm Giao Thừa, Táo công mới trở lại trần gian để tiếp tục công việc chăm sóc bếp lửa của mình.
Người ta luôn tin rằng, vì quanh năm ở trong bếp nên Táo Quân sẽ biết hết mọi chuyện hay dở tốt xấu của mọi người. Cho nên để được “phù trợ” và có nhiều may mắn trong năm mới, người ta thường hay làm lễ tiễn đưa Ông Táo về chầu Ngọc Hoàng rất trọng thể.
Ngoài việc chuẩn bị những chú cá chép, mâm cỗ tiễn Táo quân về Trời còn có rất nhiều thức ăn và hương thơm trong nhà bếp như hoa quả, bánh ngọt, mì sợi…
Ông Táo sẽ tâu với Ngọc Hoàng về việc làm ăn, cư xử của mỗi gia đình dưới hạ giới. Chính vì thế, hai thứ quan trọng nhất trong lễ đưa ông Táo về trời chính là hai cây tre, với ý nghĩa tượng trưng là đưa Táo công về đến Thiên Đình, cộng với rất nhiều kẹo.
Dân ta luôn tin rằng, việc có nhiều đồ ngọt sẽ giúp miệng của Táo công ngọt ngào và ngài chỉ bẩm báo những điều tốt đẹp. Lễ cúng thường diễn ra trước 12h trưa, sau khi cúng xong người ta sẽ hóa vàng đồ lễ, nếu có cá sống thì đem thả xuống sông, hồ, biển hay giếng nước tùy nơi họ sinh sống.
2. Nạp lại năng lượng cho các vị Phúc – Lộc – Thọ
Điều quan trọng nhất trong những ngày tết đến xuân về là nạp lại năng lượng cho các vị Phúc - Lộc - Thọ. Nếu bạn đã mời được các vị thần quan trọng này về nhà, bạn nhớ lau chùi các bức tượng này thật cẩn thận trong giai đoạn đầu chuẩn bị đón Tết.
Đốt 3 ngọn nến trước mặt 3 vị thần này vào lúc 11h trưa ngày Tất niên sẽ mang năng lượng của họ đến nhà trong năm mới. Chỗ tốt nhất cho các vị là một bàn hay tủ trên tường ở phòng ăn, vì điều này đảm bảo bao giờ cũng có đủ thực phẩm trên bàn ăn, đồng nghĩa với sự thịnh vượng.
3. Dọn dẹp bàn thờ tổ tiên
Bàn thờ tổ tiên là một trong những vị thế quan trọng nhất trong nhà. Đây là nơi linh thiêng, ngày thường không được tùy ý động chạm di chuyển mà chỉ lau chùi sạch sẽ. Người xưa cho rằng nếu xê dịch sẽ làm kinh động đến chỗ của thần, thần không được an vị thì không muốn ở lại lâu, không chăm sóc cho nhà mình được.
Ngày nay do thời gian có hạn hoặc một số kiêng kị được lưu truyền trong dân gian nên không còn nhiều người biết cách dọn bàn thờ theo như phong tục cổ nhân. Trước khi dọn bàn thờ, người xưa thường phải tắm rửa sạch sẽ, chuẩn bị đĩa hoa quả đặt lên, sau đó thắp một nén hương thông báo cho tổ tiên và thần linh biết ngày hôm nay sẽ thu dọn bàn thờ, mời tổ tiên và thần linh tạm lánh sang một bên để con cháu thực hiện công việc.
Sau đó gia chủ chuẩn bị một chiếc bàn bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị, nếu bàn thờ đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn. Đợi sau khi hương cháy hết rồi mới bắt đầu công việc.
Đánh bóng lại bộ lư đồng là một việc cần nhiều sự tôn kính, tỉ mỉ với ý nghĩa mang lại sự trang nghiêm cho bàn thờ tổ tiên ngày Tết
4. Chuẩn bị 4 loại thực phẩm quan trọng
Ngay trước ngày đầu năm mới, tốt nhất là vào ngày 30 Tết, gia đình nên chuẩn bị 4 loại thực phẩm: cá muối, tỏi, hành củ và tỏi tây. Hãy mua loại hành tỏi còn cả rễ (điều này có nghĩa là dù làm gì, bạn cũng sẽ làm có đầu có đuôi) và buộc chúng lại với nhau.
Cá muối phải được rán vàng, đặt tất cả 4 thứ trên vào thùng gạo vào ngày Giao thừa. Lấy chúng ra vào ngày mồng một và dùng chúng để chế biến thực phẩm cho ngày đầu năm. Điều này mang ý nghĩa gia đình bạn sẽ không bao giờ thiếu thức ăn.
Cá khô nghĩa là “của ăn của để”
Tỏi nghĩa là “luôn có lợi nhuận để tính”.
Hành nghĩa là “thông minh”.
5. Tô điểm cho ngôi nhà
Hãy đi chợ và mua về một chậu mai hay nhánh đào mà bạn yêu thích và tùy theo vùng miền bạn sinh sống. Hoa mai sẽ đem lại may mắn, thịnh vượng cho gia đình trong năm mới mỗi dịp Tết đến. Còn màu đỏ thắm của hoa đào miền Bắc lại là lời cầu nguyện và chúc phúc đầu xuân với nhiều may mắn, hạnh phúc.
Nhiều người cũng đi xin chữ, tìm mua câu đối, hoặc nhờ ông đồ viết cho phù hợp với ước muốn cầu an hay tài lộc cho gia đình. Trước khi đi xin chữ, bạn hãy nghĩ sẵn nội dung những chữ hoặc câu đối mà bạn nguyện ước đạt được, rồi lên chùa hoặc đình để xin các thầy "thỉnh" về để không mất quá nhiều thời gian cho việc suy nghĩ, tìm kiếm và lựa chọn.
Nhớ sơn lại cánh cửa đã sờn cũ, rỉ sét, hoặc nếu rủng rỉnh hầu bao, bạn hãy thay áo mới cho cả ngôi nhà nhé! Việc này bạn nên thực hiện trước Tết khoảng 1 tháng, vì thời điểm cận Tết bạn sẽ rất bận rộn cho việc mua sắm và trang hoàng nhà cửa.
Hòa trong không khí đón Tết rộn ràng đó, 3 đơn vị YAN, Galaxy và Nippon đã cùng chung tay mang đến chương trình Nhà mới đón Tết với mong muốn thật nhiều căn nhà được trang hoàng cho một mùa xuân tinh tươm, ấm áp.
Tiến hành từ đầu tháng 1.2015, chương trình hướng tới mục tiêu sơn lại 100 căn nhà của các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp trên địa bàn các quận 6, quận Tân Bình và quận Gò Vấp. Xuân này, sẽ có thêm nhiều người nhiều gia đình hưởng niềm vui đón Tết trọn vẹn hơn.