Những màn cung đấu đầy tính toán và sâu sắc là điểm nhấn đáng chú ý nhất trong lòng các khán giả theo dõi Hậu Cung Như Ý Truyện và Diên Hy Công Lược. Tuy nhiên, sự thật trong lịch sử có phải như vậy hay không lại là một điều rất đáng cân nhắc.
Rất nhiều câu chuyện được tô vẽ khi lên phim, trong khi lịch sử lại nhắc tới với những chi tiết còn 'hết hồn' hơn nữa…
1. Bà và cháu gái nhà Phú Sát lấy chung một chồng
Sau khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, hậu cung nhà Thanh đón thêm một vị phi tử đến từ gia tộc Phú Sát thị. Người con gái này có tổ phụ là Đại học sĩ Mã Tề (cũng là bá phụ của Phú Sát Hoàng hậu), xét về vai vế, cô này phải gọi Phú Sát Hoàng hậu một tiếng... bà.
(Ảnh minh họa được lấy từ phim Diên Hi Công Lược)
Dù xuất thân với gia thể hiển hách nhưng vị phi tần nhập cung muộn màng ấy vẫn không thể vượt qua cái bóng của người bà con xa năm nào. Sống trong hậu cung suốt từ thời Càn Long cho đến đời Gia Khánh, bà vẫn chỉ là một Quý nhân và tới thời Đạo Quang mới chính thức được phong phi.
3. Hiến ai như Càn Long đế khi có tới 3 vị Hoàng Hậu
Theo sử sách, Lệnh phi phi sở hữu nhan sắc đẹp tuyệt trần. Vẻ đẹp của bà được ví giống như một bức tranh thủy mặc, sâu lắng nhưng lại khiến người khác có cảm giác thoải mái, yên bình. Ngoài xinh đẹp, bà còn giỏi cầm kỳ thi họa và rất hiểu biết. Đây có thể là lý do bà chiếm được cảm tình của vua nhất.
Qua những bộ phim lẫn sự thật trong lịch sử, Càn Long có 2 vị Hoàng hậu là Phú Sát Hoàng hậu và Kế Hoàng hậu Ô Lạp Na Lạp thị. Khác với hai vị Hoàng hậu danh chính ngôn thuận, Ngụy thị được truy phong thành Hoàng hậu sau khi đã qua đời. Lý do là bởi bà chính là người thân sinh ra Ái Tân Giác La Vĩnh Diễm – tức Gia Khánh đế sau này.
4. Phi tần sinh con gái, lập tức được Càn Long yêu thương
Ngay từ khi sinh ra, Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa đã được xem là vinh phúc của Tử Cấm Thành. Sử sách ghi chép, Cố Luân Hoà Hiếu Công Chúa có thân mẫu là Đôn phi Uông thị. Có con nhỏ khi bước vào tuổi ngũ tuần, Càn Long liền xem Cố Luân Hòa Hiếu Công Chúa là vinh phúc mà ông trời còn ưu ái ban cho mình.
Bên cạnh đó, khi Hòa Hiếu Công Chúa sinh ra, các anh chị của bà nếu không yểu mệnh qua đời sớm thì hầu như đều đã trưởng thành và có cuộc sống riêng. Điều này càng làm cho sự kiện Hòa Hiếu ra đời thêm đáng giá. Cô không cần cạnh tranh ngai vị với bất kỳ ca ca hay tỷ tỷ nào, cũng không phải sợ bị các phi tần khác hãm hại.
Chân dung những cô công chúa nhỏ trong cung cấm.
Sự thương yêu của đấng Thiên tử dành cho Hòa Hiếu Công Chúa đã giúp mẫu thân Đôn Phi của cô thoát khỏi họa sát thân do từng nóng nảy làm chết một cung nữ.
Khi sinh hạ được Ngũ A Ca Vĩnh Kỳ, Hải Giai thị liền được sắc phong làm Du Tần. Ngũ A ca càng lớn càng thông minh hoạt bát, rất được Càn Long chú ý. Khi Ngũ A ca Vĩnh Kỳ được 4 tuổi, Càn Long tấn phong bà thành Du Phi.
Đến năm Càn Long thứ 30 (1765), Ngũ a ca Vĩnh Kỳ được phong làm Vinh Thân Vương khi tròn 24 tuổi dù không phải là đích tử, trưởng tử hay quý tử. Điều này cho thấy Càn Long đã đặt nhiều kỳ vọng ở vị hoàng tử này. Đáng tiếc thay, chỉ 3 tháng sau khi trở thành Vinh Thân Vương, Vĩnh Kỳ yểu mệnh, bạo bệnh qua đời.
Chân dung Du Phi trong lịch sử.
Khi Vĩnh Kỳ qua đời, Du Phi Hải thị lập tức bị thất sủng. Tuy nhiên, cũng chính vì sự ghẻ lạnh này mà bà không còn vướng mắc vào cuộc tranh sủng tàn khốc nào nữa. Không ai hại bà, bà cũng chẳng hại ai, cứ điềm nhiên sống cuộc đời của riêng mình trong chốn cấm cung. Cuộc đời bà cứ thế trôi cho đến khi Lệnh Ý Hoàng quý phi, Khánh Quý phi và Thư Phi lần lượt qua đời. Từ đó, địa vị của Du Phi Hải thị trong hậu cung là cao nhất.
6. Kế Hoàng hậu - vị phi tần đáng thương nhất trong lịch sử
Xuất thân từ danh môn vọng tộc, Kế Hoàng Hậu được phong vị Trắc Phúc Tấn của Bảo Thân Vương Hoằng Lịch dưới thời Ung Chính. Sau khi Càn Long lên ngôi đế, bà được phong làm Nhàn phi khi mới 17 tuổi. Mười năm sau đó, Ô Lạp Na Lạp thị tiếp tục được thăng lên làm Nhàn Quý phi.
Sau khi Phú Sát Hoàng hậu qua đời, bà tiếp tục được tấn phong thành Hoàng Quý phi và nắm quyền cai quản hậu cung. Ô Lạp Na Lạp thị dù chưa chính thức trở thành mẫu nghi thiên hạ nhưng là người nắm nhiều quyền nhất trong hậu cung.
Tới năm Càn Long thứ 15, bà chính thức được tấn phong làm Hoàng hậu và sau đó hạ sinh cho nhà vua hai Hoàng tử cùng một công chúa. Năm Càn Long thứ 35, Ô Lạp Na Lạp thị có mâu thuẫn lớn với Càn Long trong chuyến nam tuần. Bà tự tay cắt tóc. Theo tập tục của người Mãn Châu, việc cắt tóc là điều đại kỵ nhất, bị xem là đại bất kính tới Hoàng Đế.
Một năm sau kể từ ngày bị phu quân ghẻ lạnh, Kế Hoàng Hậu qua đời trong sự cô đơn, tuyệt vọng. Lúc hay tin dữ từ bà, Càn Long không hề tỏ vẻ thương cảm mà còn tiếp tục chuyến đi săn của mình, chỉ để Thập Nhị A Ca Vĩnh Cơ về chịu tang mẫu thân. Kế Hoàng Hậu chỉ được an táng theo lễ nghi của Hoàng Quý Phi.
Thế nhưng, theo nhiều ghi chép, đám tang của Kế Hoàng Hậu còn tệ hơn những gì chúng ta nghĩ. Không những bị cắt bỏ hầu hết những lễ nghi hoàng cung, tên mộ Ô Lạt Na Lạp thị không có bài vị, không được cúng tế, không có cả thụy hiệu, chỉ được an táng như một cung nữ kế bên mộ của Thuần Huệ Hoàng quý phi. Toàn bộ tang sự chỉ dùng bạc 207 hai 9 phân 4 ly - còn không bằng một quan viên cấp thấp trong triều đình.
Từ một Hoàng Hậu người người kính trọng, quyền uy nhất chốn hậu cung, đến cuối đời Ô Lạt Na Lạp thị phải chịu sự giam cầm, ghẻ lạnh bởi chính người mình yêu nhất cũng là đương kim Hoàng thượng Đại Thanh. Dù chưa biết lý do thực sự là gì, song người đời ai ai cũng phải đôi lần ái ngại trước những ngày tháng cuối đời đầy bi ai của bà.
Hậu cung của Càn Long, nhìn xa như một xã hội thu nhỏ, đầy hoa thơm cỏ lạ nhưng rất độc và đắng cay. Thậm chí, phim ảnh cũng chẳng thể khắc họa được hết sự thật ấy.