4.000 người tham gia hòa nhạc để điều tra tốc độ lây lan Covid-19

10:30 23/08/2020

Theo Daily Mail, nước Đức đã lên kế hoạch cho một dự án thí nghiệm có tên Restart-19 với chi phí khoảng 900 nghìn Euro (khoảng 24,4 tỷ đồng) nhằm mục đích điều tra tốc độ lây lan của Covid-19.

Sự kiện này dự kiến sẽ quy tụ 4.000 tình nguyện viên tham dự tại sân vận động trong nhà thuộc thành phố Leipzig với sự tham gia biểu diễn của ca sĩ - nhạc sĩ Tim Bendzko. Và vào ngày 22/8 vừa qua, buổi hòa nhạc đã chính thức được diễn ra.

 
Buổi hòa nhạc quy mô 4.000 người đã được tổ chức tại Đức với mục đích phục vụ nghiên cứu. Ảnh: Daily Mail
Buổi hòa nhạc quy mô 4.000 người đã được tổ chức tại Đức với mục đích phục vụ nghiên cứu. Ảnh: Daily Mail

>> Xem thêm: Mỹ: Hơn 100 người khỏi Covid-19 sau 6 ngày dùng thuốc điều trị thử

Sân vận động phủ kín người tham dự

Đã có rất đông các tình nguyện viên tuổi từ 18 – 50 đã đăng ký tham gia vào buổi hòa nhạc này và gần như đã phủ kín sân vận động. Những người đến tham gia đều được đo nhiệt độ ban đầu và ghi chép lại cẩn thận rồi mới được vào bên trong.

 
Hàng dài người chờ xếp hàng để vào xem hòa nhạc. Ảnh: AP
Hàng dài người chờ xếp hàng để vào xem hòa nhạc. Ảnh: AP

 
Sân vận động trong nhà được phủ gần kín các ghế trong buổi hòa nhạc đầu tiên. Ảnh: Daily Mail
Sân vận động trong nhà được phủ gần kín các ghế trong buổi hòa nhạc đầu tiên. Ảnh: Daily Mail

Tất cả những tình nguyện viên trước đó đều phải được xét nghiệm Covid-19 trong vòng 48 giờ và nếu kết quả là âm tình thì mới đủ điều kiện tham dự. Trong suốt buổi hòa nhạc thì mọi người cũng đều phải đeo khẩu trang bảo hộ trong khi xem ca sĩ biểu diễn.

Đồng thời, họ sẽ phải đeo một thiết bị tiếp xúc ở trên cổ giúp thu thập dữ liệu về chuyển động của mỗi người cũng như khoảng cách của họ trong đám đông. Bên cạnh đó, các nhà nghiên cứu cũng sẽ yêu cầu các tình nguyện viên dùng nước rửa tay có chứa huỳnh quang để sau khi buổi hòa nhạc kết thúc, họ sẽ quét tia UV để xác định bề mặt có thể lây lan virus.

 
Người tham dự sẽ được đo nhiệt độ trước khi vào trong. Ảnh: Daily Mail
Người tham dự sẽ được đo nhiệt độ trước khi vào trong. Ảnh: Daily Mail

 
Họ cũng được đeo thiết bị theo dõi để ghi lại khoảng cách với người khác trong đám đông. Ảnh: Daily Mail
Họ cũng được đeo thiết bị theo dõi để ghi lại khoảng cách với người khác trong đám đông. Ảnh: Daily Mail

Sẽ có tổng cộng 3 buổi hòa nhạc được thực hiện trong dự án này. Buổi đầu tiên cũng là diễn ra vào 22/8 vừa qua sẽ không thực hiện giãn cách. Buổi thứ hai, mỗi người sẽ ngồi cách nhau 2 ghế. Đến buổi cuối cùng, chỉ có 2.000 tình nguyện viên được tham dự tại sân vận động 12.000 chỗ ngồi.

>> Đừng bỏ lỡ: Marion Pepper: Hệ miễn dịch của con người đang chống trả Covid-19

Cư dân mạng tranh cãi về thí nghiệm trên

Việc thực hiện dự án này đã gây ra nhiều ý kiến trái chiều từ phía cư dân mạng. Có người cho rằng tốt nhất cứ nên loại bỏ các sự kiện đông người, thực hiện giãn cách thì sẽ không phải tốn tiền vào những thí nghiệm thế này. Bên cạnh đó, một số người cho thấy suy nghĩ tích cực hơn khi cho rằng nếu kết quả khả quan thì các sự kiện vừa và nhỏ vẫn có thể diễn ra khiến cho cuộc sống bớt áp lực và nhàm chán hơn ngay giữa mùa dịch.

 
Cư dân mạng bàn tán sôi nổi về dự án này. Ảnh: Chụp màn hình
Cư dân mạng bàn tán sôi nổi về dự án này. Ảnh: Chụp màn hình

- Dù kết quả có ra sao thì tôi thấy vẫn bớt tham gia mấy sự kiện đông người là an toàn nhất.

- Vấn đề là tôi thấy quy mô của dự án còn khá nhỏ và tính rủi ro cũng cao nữa khi các tình nguyện viên chỉ cần âm tính trong vòng 2 ngày là đã đủ điều kiện tham dự.

>> Có thể bạn quan tâm: Chuyên gia Đại học Florida: Virus nCoV có thể bay xa gần 5m

Kết quả của dự án sẽ được công bố vào đầu tháng 10. Hiện nay thông tin về buổi hòa nhạc vẫn được đông đảo mọi người quan tâm và bàn tán sôi nổi, đa phần đều là bình luận chỉ trích và đặt nghi vấn cho tính nguy hiểm của buổi hòa nhạc. 

Thông tin từ: Daily Mail

ĐẠI HỌC MINNESOTA: DỊCH COVID-19 CÓ THỂ KÉO DÀI TRONG 2 NĂM

Theo Bloomberg đưa tin, một nhóm các nhà khoa học đã thực hiện nghiên cứu và đưa ra kết quả cho thấy dịch Covid-19 sẽ khó có thể kết thúc cho đến khi 2/3 dân số thế giới nhiễm bệnh.

Các nhà nghiên cứu thuộc đại học Minnesota cho biết có những người bị bệnh không hề mang dấu hiệu gì khiến cho việc kiểm soát nguồn lây trở nên khó khăn hơn.

Nhiều khả năng dịch sẽ tiếp tục kéo dài đến năm 2022, sẽ có 60 – 70% dân số nhiễm virus và rồi tự họ sẽ sản sinh ra miễn dịch.

Các nhà khoa học còn cảnh báo chính phủ các nước rằng dịch này sẽ không thể kết thúc nhanh chóng và trong vòng 2 năm tới, hãy chuẩn bị cho các đợt bùng phát tiếp theo.

Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY!