Ung thư cổ tử cung là một trong những căn bệnh mà nhiều phụ nữ mắc phải. Trong thời gian qua, độ tuổi của người mắc căn bệnh này đang ngày càng trẻ hóa.
Vừa qua, tại Trung Quốc đã có một ca bệnh rất trẻ, cô gái chỉ mới 21 tuổi nhưng đã ở vào giai đoạn cuối của bệnh. Đây là một lời cảnh báo đến với nhiều người trẻ có lối sống không lành mạnh.
Bài đăng trên Sohu về cô gái mắc ung thư do lối sống không lành mạnh (Ảnh chụp màn hình)
>> Xem nhanh: Bé gái 3 tuổi trở thành bệnh nhân ung thư vú trẻ nhất thế giới
Có 15 người bạn trai trong 3 năm, cô gái bị ung thư cổ tử cung, mãn kinh sớm
Theo Sohu, Tiểu Lưu năm nay 21 tuổi, đã có bạn trai được 2 năm và có đời sống tình dục đều đặn. Gần đây, Tiểu Lưu nhận thấy mình bị chảy máu âm đạo bất thường nhưng do bận rộn nên không đi khám ngay. Đến khi đi khám, các bác sĩ cho biết cô gái trẻ này sẽ phải tiến hành điều trị bằng hóa trị vì đã bỏ lỡ giai đoạn có thể can thiệp bằng phương pháp mổ. Ngoài ra, các tế bào ung thư của cô cũng đã bắt đầu di căn.
Ngoài trường hợp của Tiểu Lưu, trang Sohu cũng đưa thêm ví dụ về một ca bệnh khác. Tiểu Lâm (tên giả), một cô gái 23 tuổi xinh đẹp tại Trung Quốc đã phát hiện mình bị ung thư cổ tử cung khi đi khám sức khỏe tổng quát. Hiện nay căn bệnh của cô đã ở vào giai đoạn giữa và chỉ có thể điều trị bằng hóa trị. Được biết sau khi chia tay mối tình đầu, cô đã liên tục thay đổi 15 người bạn trai chỉ trong chưa đầy 3 năm. Các bác sĩ cho biết, Tiểu Lâm đã hoàn toàn mất khả năng sinh sản, đồng thời còn bước vào giai đoạn tiền mãn kinh từ sớm vì phải hóa trị kéo dài.
Các bệnh nhân mắc ung thư cổ tử cung đang có xu hướng trẻ hóa. (Ảnh minh họa: Tin Tức Trung Quốc Hôm Nay)
>> Xem thêm: 20 nguyên tắc vàng giúp phòng tránh ung thư
Các nguyên nhân gây bệnh chủ yếu
Vào năm 2018, Tổ chức Y tế thế giới WHO đã công bố cứ 100.000 người trên thế giới thì có 13 người mắc ung thư cổ tử cung và 7 người trong số họ sẽ tử vong. Không những vậy, độ tuổi của bệnh nhân còn có xu hướng trẻ hóa trong những năm gần đây, và chủ yếu là do sinh hoạt không lành mạnh, điển hình là các nguyên nhân dưới đây.
1. Quan hệ tình dục quá sớm: Quan hệ khi chưa đủ tuổi, mô tử cung chưa phát triển hoàn thiện sẽ khiến tử cung bị tổn thương. Đồng thời, lúc này cũng là thời gian hệ miễn dịch chưa hoàn thiện nên người ta sẽ nhạy cảm hơn với sự kích thích của các chất gây ung thư.
2. Sinh nhiều con: Những phụ nữ sinh nhiều hơn 3 con trở lên cũng có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Việc sinh con không thành công, sử dụng các biện pháp nạo phá thai nhiều lần cũng gây hại cho tử cung và làm tăng tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung.
3. Quan hệ với nhiều người khác nhau: Phụ nữ có khả năng nhiễm HPV từ chính chồng hoặc bạn trai của mình. Nam giới không bị ảnh hưởng nhiều nếu nhiễm virus HPV gây ung thư cổ tử cung, thế nhưng họ sẽ khiến phụ nữ lây nhiễm qua đường tình dục. Và việc có quan hệ với nhiều người khác nhau sẽ khiến khả năng nhiễm virus HPV tăng cao.
Hiện đã có vắc-xin phòng ngừa virus HPV gây ung thư cổ tử cung. (Ảnh: Sohu)
>> Đừng bỏ lỡ: Lời cảnh báo của cô bé 21 tuổi bị ung thư máu
Những triệu chứng nguy hiểm
Ở giai đoạn đầu, ung thư cổ tử cung không có biểu hiện rõ ràng và thường chỉ được phát hiện trong quá trình tầm soát, tuy nhiên, khi bệnh đã có tiến triển, các triệu chứng ban đầu sẽ xuất hiện. Nếu thấy những triệu chứng này, chắc chắn không thể bỏ qua mà cần phải tới bệnh viện để khám ngay.
1. Chảy máu âm đạo: Thông thường, việc chảy máu có thể xảy ra sau khi quan hệ vợ chồng, khám phụ khoa hoặc ra huyết trắng. Một số bệnh nhân ung thư cổ tử cung sẽ có thời gian kinh nguyệt kéo dài, lượng máu tăng, trường bệnh nhân hợp đã mãn kinh có khả năng sẽ bị ra máu trở lại.
2. Tiết dịch bất thường: Bệnh nhân ung thư cổ tử cung sẽ có hiện tượng tiết dịch âm đạo bất thường như lẫn máu hoặc loãng như nước. Bệnh nhân giai đoạn cuối sẽ tiết dịch có mùi rất hôi.
Khám tổng quát định kì có thể giúp phát hiện sớm và chữa trị bệnh kịp thời. (Ảnh minh họa: Trung Tâm Y Tế Bắc Kinh)
Có thể thấy lối sống thiếu lành mạnh là một nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư cổ tử cung ở nữ giới. Bên cạnh đó, việc chủ quan với các dấu hiệu của bệnh cũng là điều làm lỡ mất thời cơ quý giá để điều trị bệnh. Do vậy, có thể thấy lối sống lành mạnh, khoa học và việc khám sức khỏe định kì sẽ giúp bạn tránh được nhiều căn bệnh nguy hiểm.
LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN NGỪA UNG THƯ CỔ TỬ CUNG?
Việc phòng ngừa cổ tử cung được chia làm ba cấp độ khác nhau. Cấp độ thứ nhất là tiêm vắc-xin, cấp độ thứ hai là tầm soát và cấp độ thứ ba là phát hiện và điều trị sớm.
Hiện đã có vắc-xin ngăn ngừa cổ tử cung với khả năng ngăn chặn nhiều loại virus HPV, có thể đến các cơ sở tiêm chủng để được giải thích và tư vấn kĩ càng. Tuy nhiên, sau khi tiêm, sau mỗi 3 năm vẫn nên làm xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
Khi nhiễm virus HPV, phải mất 5-10 năm thậm chí là lâu hơn để dẫn tới các tổn thương tiền tử cung rồi đến ung thư cổ tử cung, nếu điều trị tích cực ở giai đoạn đầu, tỉ lệ chữa khỏi là 95% nên việc phát hiện, điều trị sớm rất quan trọng.