Cái đẹp luôn hiện hữu quanh ta chỉ có điều không phải ai cũng dám dấn thân khám phá. Trái Đất luôn tồn tại những "thiên đường trần gian" đẹp hút hồn đến mức khó tin chúng là thật. Mời bạn cùng chiêm ngưỡng loạt ảnh sau được ghi lại khắp nơi trên thế giới. Đảm bảo sau khi ngắm các bức ảnh này, bạn chỉ muốn xách ba lô và đến nơi đó để ngắm cho thỏa mà thôi.
Những ngọn đồi mang màu sắc siêu thực tại vườn quốc gia núi lửa Lassen nằm ở phía Ðông Bắc California miền Tây nước Mỹ. Các ngọn núi lửa ở đây có đủ loại hình dáng: núi lửa hình mái vòm, núi lửa bọt đá hình chóp, núi lửa hình khiên và núi lửa composite.
Đầm phá sông băng Jokulsarlon ở Iceland gây choáng ngợp với du khách bằng những tảng băng đa sắc tuyệt đẹp. Đây là một phần của dòng sông băng Breidamerkursandi có chiều dài 1500m.
Vẻ huyền ảo trong hang động cẩm thạch Patagonia nằm giữa biên giới Argentina và Chile. Đây được xem là một trong những quần thể hang động đẹp nhất thế giới.
Ảnh trên là phong cảnh của vườn quốc gia Anavilhanas gần sông Amazon ở Brazil. Sự phối hợp hài hòa giữa sông nước vật thảm thực vật phong phú đã tạo nên bức tranh thiên nhiên đầy hữu tình, say đắm.
Những dòng sông tại Iceland nhìn từ trên cao khiến ta liên tưởng đến một tác phẩm hội họa ấn tượng.
Mạch nước phun Fly Geyser, Mỹ là một phần của hồ nước mặn Laontan đã bị khô cạn, tồn tại cách đây 7.000 năm trước Công nguyên. Những mạch nước phun này gây chú ý bởi màu sắc đẹp lạ được tạo ra từ các khoáng chất, tảo biển và cyanobacteriae (vi khuẩn có màu xanh lá cây và xanh da trời).
Cảnh tượng lung linh được tạo ra từ hàng ngàn con đom đóm trong một rừng đom đóm tại Nhật Bản. Được biết đom đóm chỉ vào một thời gian ngắn trong mùa hè tại đất nước này.
Salar de Uyuni ở Bolivia là cánh đồng muối tự nhiên lớn nhất thế giới được hình thành do sự vận động của vỏ Trái Đất. Khi mùa hè đến, nước trong cánh đồng vô tình biến nó trở thành tấm gương soi khổng lồ.
Núi đá cầu vồng tại công viên địa chất Zhangye tọa lạc ở tỉnh Cam Túc ở phía Tây Bắc của Trung Quốc và có chiều rộng 518km. Những dãy núi trùng điệp mang màu sắc cầu vồng tại đây là một kỳ quan địa chất của thế giới.
Núi Roraima là ngọn núi đỉnh bằng cao và nổi tiếng nhất xứ Venezuela, cũng được xem là biên giới giữa ba quốc gia Venezuela, Brazil và Guyana. Ngọn núi cũng là nơi chứa và tạo ra nhiều địa chất lâu đời nhất thế giới.
Hẻm núi Antelope ở Tây Nam nước Mỹ được mệnh danh là hẻm núi kỳ ảo nhất thế giới. Nó được tạo nên bởi 2 vách núi có hình thù uốn lượn kỳ ảo, gồm nhiều lớp địa chất khác nhau, chủ yếu là sa thạch và đá vôi.
Rừng đá Tsingy nằm trong công viên quốc gia Tsingy de Bemaraha của Madagasca, một trong những di sản thế giới được UNESCO công nhận. Nơi đây nổi tiếng với những tháp đá nhọn hoắt, lởm chởm có nơi cao tới 50m.
Miệng núi lửa Dallol nằm trong sa mạc Danokil, ở phía đông bắc Ethiopia.Dallol được xem là khu vực hiếm người viếng thăm và có địa hình kì lạ nhất trên thế giới.. Màu sắc tươi sáng và rực rỡ xuất hiện xung quanh khu vực miệng núi lửa là do có sự kết hợp của những con suối nước nóng, núi lưu huỳnh, hồ axit, hồ oxit sắt, lớp muối ẩn bên dưới sa mạc Danakil cùng với một số khoáng chất khác.
Hang động Ruakuri ở New Zealand khiến du khách như bước vào chuyện cổ tích với ánh sáng lấp lánh, huyền ảo của hàng nghìn con đom đóm.
Hồ Hillier sở hữu sắc nước màu hồng vô cùng đặc biệt. Nó nằm trên đảo Middle, là hòn đảo lớn nhất trong số các hòn đảo trên quần đảo Recherche, Tây Australia.
Sông Braided, Iceland gây ấn tượng bẳng những vệt màu sắc huyền ảo, đậm chất nghệ thuật.
Nằm ở phía Bắc Tanzania, hồ Natron mang vẻ đẹp kì ảo với màu đỏ tươi như máu tạo bởi các loài vi khuẩn đặc biệt. Nó còn được mệnh danh là hồ tử thần khi có thể khiến các sinh vật bước vào bị hóa đá đầy bí ẩn.
Núi Tianzi nằm ở thành phố Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Nơi đây có phong cảnh như một bức tranh tuyệt đẹp do thiên nhiên ban tặng, với hàng nghìn ngọn núi cao chót vót xếp cạnh nhau.
Hang Pha lê khổng lồ ở Mexico nằm sâu 300m dưới lòng đất, chứa các cột tinh thể Sulfat cao tới 10-11m. Hang được một thợ mỏ bạc Naica, đông nam thành phố Chihuahua, phát hiện vào năm 1974.
(Ảnh: Internet)