Hầu hết mọi người đều nghĩ rằng chỉ có người bị tiểu đường mới có mức đường trong máu cao. Tuy nhiên điều này hoàn toàn không phải vậy. Bất kỳ ai cũng có thể gặp phải tình trạng "dư thừa đường" này, và nó sẽ gây ra tổn tại rất lớn đối với thần kinh, mạch máu và các cơ quan khác.
1. Bạn cảm thấy đói liên tục
Dạ dày của bạn lúc nào cũng biểu tình đòi nạp thêm đồ ăn.
Đường trong máu cao là tác nhân ngăn chặn các tế bào hấp thụ đường glucose. Và kết quả cho việc này chính là cơ thể không nhận được năng lượng và khiến nó yêu cầu được tiếp thêm thực phẩm nhiều lần: đây là một vòng tròn luẩn quẩn.
2. Cơ thể luôn trong trạng thái uể oải, mệt mỏi
Chưa bắt đầu ngày mới mà đã mệt mỏi.
Khi lượng đường trong máu quá cao, cơ thể sẽ không thể lưu trữ và hấp thụ glucose đúng cách, việc này sẽ dẫn đến năng lượng không được sử dụng hiệu quả, khiến các tế bào cơ thể không nhận được nhiên liệu mà chúng cần. Vì vậy người có lượng đường cao trong máu thường cảm thấy mệt mỏi mà chẳng rõ bởi lý do gì.
3. Cần "xả lũ" liên tục
Bạn sẽ luôn cảm thấy bồn chồn và chỉ muốn đóng đô luôn ở nhà vệ sinh.
Nếu lượng đường trong máu quá cao, thận sẽ không thể điều hòa các chất lỏng, do đó mà cơ thể sẽ cố gắng làm cân bằng nồng độ glucose trong máu và trong các tế bào. Việc hòa tan máu với chất lỏng trong tế bào sẽ làm cho nồng độ glucose bình thường, tuy nhiên nó lại dẫn đến việc bạn tiểu tiện thường xuyên.
4. Miệng bạn sẽ luôn khô và khát nước
Dư thừa đường còn làm cho bạn luôn cảm thấy khát nước trầm trọng.
Miệng khô và luôn cảm thấy khát chính là cách cơ thể bạn phản ứng lại khi mất một lượng chất lỏng trầm trọng (hay nói cách khác là đường trong cơ thể quá cao làm cho chất lỏng trở nên đặc hơn). Điều này sẽ khiến khu vực dưới đồi đánh giá mức độ mất nước và gây ra khát. Tất nhiên, điều này sẽ khiến bạn không thể từ chối uống, nhưng trong trường hợp này tốt hơn hết bạn nên chọn nước hoặc trà không có đường.
5. Tụt cân chóng mặt do ăn quá nhiều đường
Dư đường có khi lại làm bạn tụt ký, mà tụt rất nhanh nữa là khác!
Mức đường huyết cao có thể làm cho bạn tụt cân trong một khoảng thời gian ngắn, ngay cả khi bữa ăn của bạn thường xuyên và chứa rất nhiều calo đi chăng nữa. Và đây là một vài nguyên nhân cho việc này:
- Mất chất lỏng do đi tiểu thường xuyên dẫn đến mức chất lỏng xuống thấp trong toàn cơ thể, mà cơ thể ta được cấu tạo chủ yếu từ chất lỏng, chính vì vậy việc tụt cân sẽ diễn ra.
- Nếu mức insulin không đủ để chuyển hóa glucose, cơ thể sẽ chuyển sang đốt chất béo.
- Một lượng lớn nước tiểu ở mức độ glucose cao làm cho cơ thể tiêu tốn nhiều calo hơn bình thường. Do đó mà cơ thể sẽ cố gắng "tống khứ" lượng mỡ dư thừa ra khỏi cơ thể.
6. Bệnh truyền nhiễm
Ăn quá nhiều đường cũng là nguyên nhân dẫn đến các bệnh truyền nhiễm đấy!
Nhiễm trùng đường niệu (UTIs) và nhiễm nấm men có thể xảy ra ở cả nam và nữ. Tuy nhiên, chúng thường gặp ở phụ nữ hơn khi cơ thể có lượng đường cao hoặc tiểu đường. Một lượng lớn đường trong cơ thể sẽ tạo ra một môi trường không còn gì tuyệt hơn cho việc sinh sản của nấm men và vi khuẩn gây bệnh.
7. Dư thừa đường sẽ làm cho da bạn ngày càng xấu
Lượng đường dư thừa khiến da sần sùi xấu xí.
Da khô có thể liên quan với lượng đường trong máu cao vì nhiều lý do khác nhau:
- Việc đường "uống" quá nhiều nước trong cơ thể sẽ có thể dẫn đến việc da bắt đầu khô. Các dây thần kinh bị hư hỏng có thể làm gián đoạn hoạt động bình thường của tuyến mồ hôi, và chúng ảnh hưởng đến sự cân bằng da và nước.
- Ngoài ra, các vấn đề về da chân là dấu hiệu của chứng xơ vữa động mạch, có nghĩa là làm cứng và thu hẹp các động mạch và giảm lưu thông máu, và đây là một triệu chứng thường xảy ra ở bệnh tiểu đường.
8. Sẽ rất khó để có thể tập trung
Dư thừa đường còn làm bạn bị sao nhãng nghiêm trọng.
Mức đường cao sẽ ngăn đường glucose được các tế bào não hấp thu, do đó mà não sẽ gặp khó khăn trong việc hấp thụ năng lượng. Và điều này sẽ gây ra ảnh hưởng hết sức bất lợi đến tốc độ suy nghĩ và ra quyết định của não.
9. Mờ mắt nếu cơ thể dư quá nhiều đường
Việc ăn quá nhiều đường sẽ dẫn đến việc thị lực của bạn ngày càng đi xuống
Mờ mắt chính là tác dụng phụ của quá trình khử nước do lượng đường trong máu quá cao - nó cũng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tế bào của mắt. Do đó, chúng biến dạng và mắt mất khả năng tập trung chính xác.
10. Các vết thương sẽ lâu lành hơn
Đường dư sẽ cả trở việc vết thương lành đi
Lý do của điều này xảy chính là việc các mạch máu bị tổn thương do đường huyết cao. Và thường thì điều này dẫn đến việc lưu thông máu diễn ra khó khăn hơn bình thường rất nhiều, đặc biệt là ở chân tay, và sự thiếu dinh dưỡng của các mô, khiến cho quá trình làm lành vết thương diễn ra lâu hơn.
11. Ăn nhiều đường sẽ gây bất lực
Đừng ăn quá nhiều đường nếu không muốn "thất thủ" trong chuyện giường chiếu!
Những khó khăn trong việc duy trì sự cương dương cũng có thể xảy ra khi đường huyết cao. Sự cương cứng khỏe mạnh đòi hỏi những dây thần kinh khỏe mạnh, và dòng máu chảy tốt và sự cân bằng hormon. Tuy nhiên, một lượng đường dư thừa trong máu có thể ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cả hệ thống này.
12. Luôn trở nên tiêu cực
Dư thừa quá nhiều đường sẽ dễ làm bạn cáu gắt và khó chịu mọi lúc
Theo nghiên cứu, những người có lượng đường trong máu cao thường hay lo lắng, bực bội và có xu hướng "deep" dữ dội. Như những gì được biết thì bộ não phụ thuộc vào lượng cung glucose nhất định, và sự nhảy vọt của lượng cung glucose này sẽ gây ra ảnh hưởng tiêu cực đến mọi hoạt động của chúng ta. Kết quả là, tâm trạng của chúng ta luôn bất ngờ trở nên tồi tệ hơn.
Đường cũng ảnh hưởng đến sự hấp thu của một chất dinh dưỡng khác có liên quan đến tâm trạng: crom. Khoáng chất này là vô cùng cần thiết để duy trì mức đường trong máu ổn định nhờ vào insulin, làm sạch đường huyết, và cơ thể chúng ta sẽ không thể hoạt động bình thường mà thiếu nó được.
Chính vì những tác hại trên mà ngay từ bây giờ hãy tập cho mình một thói quen sử dụng đường hợp lý bạn nhé!
(Nguồn ảnh: Internet)