10 sự thật về việc chụp "tử thi sống" gây ám ảnh giấc mơ của bạn

20:00 03/08/2016

Vì quá thương tiếc người thân của mình mà nhiều gia đình đã tìm đến các nhiếp ảnh gia với mong muốn ghi lại những khoảnh khắc họ ở bên nhau, kể cả khi người đó đã không còn tồn tại.

Các nhiếp ảnh gia có nhiệm vụ chỉnh sửa sao cho bức ảnh sống động đến mức đối tượng đó trông như vẫn đang sống. Ban đầu, mục đích của việc sử dụng công nghệ chụp là nhằm lưu lại hiện trường những vụ án. Tuy nhiên, theo thời gian, nó trở nên phổ biến hơn nhằm phục vụ nhu cầu của mọi khách hàng. Các thành viên khác trong gia đình hi vọng rằng, họ có thể cùng nhau xem lại các bức ảnh như khi người kia vẫn còn sống.

1. Đó là tấm ảnh duy nhất mà một vài người có được

10 sự thật về việc chụp

Trong thời đại của chúng ta, việc chụp ảnh rất phổ biến, bạn có thể tự chụp, nhờ người khác chụp hay thậm chí vô tình được chụp. Tuy nhiên, vào những năm 1800, người ra chỉ cần chụp ảnh khi thực hiện khám nghiệm tử thi, vì vậy mà rất khó tìm thấy những bức ảnh nghệ thuật, chân dung hay ảnh gia đình.

Khi một người qua đời, cơ thể của họ sẽ rất nhanh chóng bị phân hủy, nên việc chụp ảnh là một điều hết sức quan trọng. Đây cũng là 1 trong những cơ hội hiếm hoi được chụp ảnh của một số người. Bằng cách đó, khi một đứa trẻ mất, người ta thường sẽ nhớ đến hình dáng của chúng.

2. Phải mất khoảng thời gian "rất dài" để chụp được 1 bức ảnh

10 sự thật về việc chụp

Ngày nay, chúng ta chỉ cần một cú chạm nhẹ là có ngay 1 bức ảnh, thậm chí nhiều máy chụp còn hỗ trợ cả tính năng hẹn giờ hay chụp liên tiếp. Nhưng tại thời điểm chỉ có "công nghệ chụp hình tử thi", các nhiếp ảnh gia phải mất từ 30s đến 15 phút để cho ra đời một bức ảnh. Điều đó có nghĩa là bạn phải giữ nguyên tư thế của mình bên cạnh người đã mất trong một khoảng thời gian "khá dài", một việc mà không phải ai cũng có đủ can đảm để thực hiện. Trong bức ảnh trên, đứa bé sơ sinh trên ghế đã qua đời và xung quanh là anh chị của nó.

3. Người "đã khuất" luôn xuất hiện rõ hơn những thành viên còn lại 

10 sự thật về việc chụp

Trong suốt thời gian dài phơi sáng, người chết luôn xuất hiện rõ ràng hơn so với những người còn lại. Đó là bởi vì thời gian chụp khá lâu, nên thậm chí dù họ có cố gắng không cử động thì những xê dịch nhỏ trên cơ thể là điều khó tránh khỏi. Điều này khiến cho hình ảnh của những người sống trở nên mờ và thiếu vững chắc. Bạn có thể thấy rõ trong bức ảnh trên: Cô gái rõ ràng trông sắc nét hơn hẳn bố mẹ của mình. Nếu bạn quan tâm đến những hình ảnh thuộc lĩnh vực này, hãy ghi nhớ rằng mọi vật thể sẽ hiện lên rất rõ ràng khi chúng chết đi, nếu hình ảnh mờ thì có nghĩa là chúng vẫn còn sống.

4. Memento Mori có nghĩa là "ai rồi cũng phải chết"

10 sự thật về việc chụp

Những hình ảnh khám nghiệm tử thi cũng có thể hiểu là 1 dạng memento mori, cụm từ thường có ý nghĩa nhắc nhở về cái chết. Câu nói này không chỉ gợi cho chúng ta nhớ về hình ảnh của người đã khuất mà còn hàm ý rằng "ai rồi cũng phải chết", đó là điều không thể tránh khỏi. Chính vì vậy thay vì sợ hãi thì chúng ta nên học cách chấp nhận nó. Những bức hình này có thể khiến bạn cảm thấy khủng khiếp, tuy nhiên, đây là một trong số những cách tưởng niệm người chết tốt đẹp nhất. Các nhiếp ảnh gia chụp lại khoảnh khắc cuối cùng của họ khi còn sống bởi vì cách này sẽ giúp gia đình cảm thấy họ đang hiện hữu rất gần.

5. Cách chụp ảnh này thường sử dụng phổ biến với những đứa trẻ

10 sự thật về việc chụp

Trong nhiều bức ảnh chụp người chết, trẻ con thường là đối tượng phổ biến nhất. Bởi vì trong thời đại đó, người ta không có các loại vắc xin phòng ngừa cho trẻ từ khi mới sinh. Các gia đình thường có nhiều con cái bởi vì họ e sợ con của mình sẽ tử vong vì bệnh tật. Hơn nữa, người lớn còn cả cuộc đời để có những bức ảnh cho bản thân mình nhưng trẻ em thì không. Phụ nữ cũng là đối tượng phổ biến trong giai đoạn này, bởi vì họ cũng có nguy cơ chết khi sinh nở là rất cao.

6. Người chết được đặt tại một vị trí nào đó để khiến họ trông như đang còn sống

10 sự thật về việc chụp

Nhiều gia đình đặt người chết tại vị trí quen thuộc để trông họ như đang thực hiện những công việc hằng ngày. Cô gái trong bức ảnh có vẻ như ngủ quên khi đang đọc sách. Vệt mờ trên mặt cô ấy xuất hiện là do cơ thể bị trượt xuống khi đang chụp.

7. Người chết được chụp ảnh với những món đồ vật mà mình ưa thích

10 sự thật về việc chụp

Tương tự như cách người ta chôn người chết với những món đồ của họ khi sống. Trong những bức ảnh, trẻ con thường được đặt chung với búp bê, đồ chơi, còn người lớn thì là những quyển sách mà họ ưa thích. Đây cũng là một cách giúp những người còn lại nhớ về họ. Đôi khi, trẻ con được chụp cùng với những đứa bé cùng tuổi để trông như đang chơi đùa. Dù sao thì chúng ta cũng rất may mắn, vì sống trong một thời đại mà công nghệ chụp hình đã cực kì phát triển.

8. Thỉnh thoảng những "vật" chụp chung cũng là người đã mất

10 sự thật về việc chụp

Trong bức ảnh trên, người mẹ chết trong lúc đang làm việc, còn những đứa trẻ qua đời là do sinh non và bị suy dinh dưỡng. Có rất nhiều khả năng cho những trường hợp chết cùng lúc như thế, nguyên nhân cũng có thể là do những căn bệnh truyền nhiềm. Hiện nay, khi một đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh truyền nhiễm, người đó sẽ được mang đi cách li và chữa trị ngay lập tức. Tuy nhiên, ở thời điểm đó, chứng bệnh này xuất hiện tràn lan và rất khó kiểm soát. Do đó, chụp ảnh chung là để ghi dấu lại những khoảnh khắc cuối cùng của những con người đoản mệnh này.

9. Những bức ảnh này có giá rất đắt

10 sự thật về việc chụp

Ngày nay, chúng ta có thể dễ dàng chụp ảnh và in ra, sau đó chia sẻ "tràn lan" trên mạng xã hội. Tuy nhiên, trong thời đại đó, một tấm ảnh chụp người chết có giá rất đắt. Họ phải trả toàn bộ chi phí cho các công cụ hỗ trợ in ấn, nhưng mỗi tấm ảnh chỉ có duy nhất một bản sao. Không chỉ tốn kém chi phí để chụp, mà việc thuê người đề tương tác với người chết thậm chí còn cao giá hơn. Bởi vì nguy cơ mắc các chứng bệnh gây ra bởi tử thi là rất cao, đó là lí do vì sao hầu hết các bức hình kể trên đều là của những nhà có gia thế.

10. Đôi mắt trong các bức ảnh có thể được "ngụy tạo"

10 sự thật về việc chụp

Thỉnh thoảng, để khiến ánh nhìn của người chết trông như thật, người ta đã phải vẽ lên đó một đôi mắt giả. Ban đầu, bức ảnh không đáng sợ đến thế, nhưng chính đôi mắt đã làm cho khuôn mặt có phần ghê rợn hơn. Trong bức ảnh trên, người chết đã được "trang điểm" để trở nên thật sống động. Thành thật mà nói, nếu chỉ nhìn sơ qua, bạn sẽ không có cảm giác gì đặc biệt, nhưng khi biết đây là một người đã mất thì bạn sẽ giật nảy mình và run lên bần bật đấy.

(Ảnh: Internet)