Tuy sữa là loại dưỡng chất bổ dưỡng nhưng bạn tuyệt đối không nên uống nếu thuộc 1 trong 10 trường hợp dưới đây:

1. Nếu bạn bị loét dạ dày và tá tràng
Sữa bò có tác dụng đệm trung hòa axit trong dạ dày, tuy nhiên qua các tài liệu về bệnh học truyền nhiễm thì việc uống sữa bò hoặc các thức ăn có chứa nhiều sữa bò, thì vẫn có thể kích thích niêm mạc tiết ra acid dạ dày, khiến tốc độ khép kín miệng vết loét bị chậm lại. Điều này sẽ làm bệnh lâu khỏi hơn.
2. Nếu bạn thiếu máu do thiếu chất sắt
Chất sắt trong thực phẩm cần phải được chuyển hóa thành sắt sulphate (FeSO4) ở đường tiêu hóa thì mới có thể được cơ thể hấp thu. Nếu bạn uống sữa, sắt sulphate trong cơ thể và canxi oxalat trong sữa sẽ kết hợp lại với nhau sẽ sinh ra hỗn hợp khó tiêu hóa, ảnh hưởng đến việc hấp thu chất sắt trong cơ thể. Nếu bạn thiếu máu, càng khó hồi phục sức khỏe.

3. Nếu bạn thường bị đầy hơi, no hơi, đau bụng và tiêu chảy
Mặc dù sữa không phải là nguyên nhân cơ bản gây ra những hiện tượng trên, nhưng nếu uống sữa sẽ gây ra nhiều triệu chứng đó hơn. Vì vậy, khi bạn thường đầy hơi, tiêu chảy, đau bụng, tuyệt đối không nên uống dù chỉ là một ít.
4. Nếu bạn vừa phẫu thuật phần bụng xong
Những bạn này thường có hiện tượng đầy hơi, mà trong sữa lại chứa nhiều chất khó tiêu hóa như chất béo và casein (protein chủ yếu trong sữa). Quá trình lên men có thể tạo ra khí, làm tăng hiện tượng đầy hơi, không có lợi cho sự phục hồi chức năng của ruột.

5. Nếu bạn thiếu hụt axit lactobionic
Hàm lượng đường lactose trong sữa động vật tương đối cao. Tuy nhiên nó phải được phân giải thành galactose và glucose (C6H12O6) dưới tác dụng của axit lactobionic trong đường tiêu hóa thì cơ thể mới hấp thu được. Nếu như thiếu hụt axit lactobionic, khi uống sữa sẽ dẫn đến việc đau bụng, tiêu chảy
6. Nếu bạn viêm túi mật và viêm tụy
Việc tiêu hóa chất béo trong sữa đòi hỏi phải có sự tham gia của mật và lipase (enzyme sản xuất bởi tuyến tụy để giúp tiêu hóa chất béo trong thức ăn, đồ uống). Uống sữa sẽ làm tăng gánh nặng của túi mật và tuyến tụy, do đó bệnh tình sẽ ngày càng tồi tệ hơn.

7. Nếu bạn viêm thực quản
Viêm thực quản hay còn gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản là một căn bệnh mãn tính khá phổ biến. Dấu hiệu điển hình nhất của bệnh này chính là triệu chứng ợ chua, ợ nóng thường xuyên. Sữa chứa chất béo ảnh hưởng đến cơ vòng thực quản dưới co, từ đó tăng nguy cơ trào ngược của dịch dạ dày và hoặc dịch ruột non, không tốt cho căn bệnh viêm thực quản
8. Công nhân ngành chì và trẻ em có lượng chì cao trong cơ thể
Đường lactose trong sữa có thể thúc đẩy sự hấp thụ chì đã tích lũy trong cơ thể nhanh hơn, ngoài ra còn gây ra các hiện tượng ngộ độc chì, chóng mặt, mất ngủ, mệt mỏi và các triệu chứng khác một cách trầm trọng. Trẻ em có lượng chì quá cao trong cơ thể cũng không thích hợp uống sữa.

9. Nếu bạn bị sỏi thận
Do trong sữa có một loại axit amin giúp ngủ ngon nên nhiều người thích uống sữa vào buổi tối để vừa dễ ngủ vừa tăng sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người bị sỏi thận, dù mới bị sỏi hay đã chữa khỏi cũng không nên uống sữa trước khi ngủ. Bởi vì sau khi uống sữa 1-2 giờ, lúc cơ thể đang trong trạng thái ngủ say cũng là lúc canxi được bài tiết qua thận cao nhất làm nước tiểu càng đậm đặc. Nồng độ canxi qua thận nhiều rất dễ lắng đọng thành sỏi. Vì vậy người bị sỏi thận không nên uống sữa trước khi đi ngủ để tránh tạo sỏi mới hoặc làm cho sỏi cũ nhanh to.
10. Nếu bạn bị dị ứng, mẫn cảm với sữa
Những người bị dị ứng với các thành phần trong sữa tuyệt đối , vì như vậy sẽ gây ra các hiện tượng viêm mũi, hen suyễn hoặc nổi mề đay rất nghiêm trọng. Đối với những bạn có thể chất mẫn cảm, nhất là một số trẻ nhỏ dưới 1 tuổi, sau khi uống sữa bò sẽ xuất hiện các triệu chứng về đường ruột như đau bụng, đi ngoài v.v... Một số bạn có bệnh có tính dị ứng như viêm mũi, hen suyễn, mề đay, mẩn ngứa do dị ứng v.v khi uống sữa đều sẽ làm cho các triệu chứng trên nặng lên rõ rệt.