NHỮNG THỰC PHẨM NÀO ĐƯỢC LƯU Ý
Cá béo như cá hồi, cá trích, cá mòi, cá thu cung cấp omega-3, một nhân tố mạnh mẽ chống viêm cho cơ thể. Các loại ung thư liên quan đến viêm như đại trực tràng, gan, phổi, tuyến tiền liệt. Omega-3 còn giúp giảm sự phát triển của tế bào ung thư. Bạn nên ăn ít nhất hai phần cá béo mỗi tuần hoặc ăn dầu hạt cải.
Cà rốt: Cùng với mơ, ớt và bí ngô, cà rốt cung cấp beta carotene (là chất chống oxy hóa và là tiền chất của vitamin A). Một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm nguy cơ ung thư bằng cách ngăn các tế bào khỏe mạnh trong cơ thể không bị tổn hại. Một cốc nước ép cà rốt sẽ cung cấp 25mg beta carotene.
Ớt chuông: Nhiều chất dinh dưỡng trong ớt chuông đã được chứng minh là có thể bảo vệ tế bào khỏi viêm mãn tính và những tổn hại do các gốc tự do gây ra. Đây là hai tác nhân góp phần phát triển ung thư. Nghiên cứu gần đây cho thấy apigenin, một flavonoid trong ớt chuông có khả năng chống lại một loại ung thư vú nhất định, đặc biệt là những phụ nữ trong giai đoạn mãn kinh.
Chất flavonoid trong ớt chuông có khả năng chống ung thư vú
Hạt bí ngô rất giàu vitamin E. Năm thìa súp hạt bí ngô sẽ cung cấp 20mg vitamin E, giúp ức chế sự tăng trưởng của tế bào ung thư và bảo vệ tế bào khỏi các gốc tự do. Vitamin E cũng làm tăng khả năng chiến đấu của hệ miễn dịch. Các loại rau xanh, đậu nành và hạnh nhân cũng là nguồn giàu vitamin E.
Nấm được xem là loại thực phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch và chống ung thư. Bạn nên dùng các loại nấm như bào ngư, nấm tuyết, nấm đông cô... để phòng tránh bệnh ung thư.
Táo: Khi cho tế bào ung thư tiếp xúc với các chất chống oxy hóa trong táo, các nhà nghiên cứu tại Pháp nhận thấy chất procyanidin có thể làm chết tế bào ung thư. Sau đó, họ thử nghiệm trên chuột và thấy số chuột uống nước táo trong 6 tuần giảm 1/2 tổn thương tiền ung thư. Do đó, bạn hãy ăn táo cả vỏ để đề phòng ung thư.
Nên ăn táo cả vỏ đề ngừa ung thư
Tỏi: Nhiều nghiên cứu cho thấy nếu tăng cường tiêu thụ tỏi sẽ giúp giảm nguy cơ bị ung thư dạ dày, đại tràng, thực quản, tụy và vú. Tỏi có chứa chất allyl sulfur giúp làm chậm hoặc ngăn chặn sự tăng trưởng của tế bào khối u. Mỗi ngày, bạn nên dùng 1-2 tép tỏi tươi.
Bông cải xanh và các loại rau họ cải (bắp cải, cải xoăn, brussels sprouts) có chứa chất xơ giúp loại bỏ độc tố. Hơn nữa, chất sulforaphane trong bông cải xanh giúp gan giải độc và làm giảm khối u ung thư dạ dày.
Cà chua: Lycopene là một hợp chất chống oxy hóa có trong cà chua. Trong một số nghiên cứu cũng cho thấy ăn nhiều cà chua giảm nguy cơ ung thư, đặc biệt là ung thư tuyến tiền liệt, dạ dày và phổi. Bạn có thể dùng nước sốt cà, tương cà, nước ép. Lycopene cũng có trong cà rốt, dưa hấu...
Trà xanh có chứa polyphenol, có đặc tính chống oxy hóa. Nhóm chính của polyphenol trong trà xanh là catechin. Catechin quan trọng nhất là EGCG có thể tiêu diệt một số loại tế bào ung thư. Bạn nên uống 3-5 cốc trà xanh mỗi ngày.
Theo SKCĐ