Trong đó, 71,51% là website của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Trung bình mỗi ngày nước ta có 400 cuộc tấn công mạng. Đây là những con số cho thấy tình trạng bảo mật an ninh mạng hiện nay vẫn còn rất nhiều thiếu sót. Đó chính là lý do thôi thúc CEO Trần Quang Chiến sáng lập nên nền tảng Cystack Platform - giải pháp an ninh mạng được xây dựng "trên đám mây.
“Lỗ hổng” an ninh mạng tại Việt Nam
Chúng ta vẫn thường được nghe được thấy rất nhiều cá nhân, doanh nghiệp bị đánh cắp thông tin hàng ngày vì sử dụng các ứng dụng công nghệ. Đó là một trong những lỗ hổng lớn của an ninh mạng Việt Nam hiện nay.
Theo CEO Trần Quang Chiến, rất nhiều hệ thống CNTT, website, máy tính đang là mục tiêu tấn công của hacker và tình báo trên thế giới. Điều đáng nói, tình trạng này thường xảy ra ở các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc các cá nhân. Bởi họ chưa có đủ nguồn lực để trang bị cho mình những giải pháp bảo vệ hiệu quả nhất.
Phần lớn các hình thức tấn công chủ yếu có thể kể đến là: Phishing (lừa đảo), Malware (lây lan mã độc), chiếm quyền điều khiển và Deface (thay đổi giao diện website). Chúng gây ra nhiều phiền phức, thiệt hại về kinh tế, giá trị và thương hiệu cho chủ các website. Thậm chí rất nhiều đơn vị phải bỏ thêm công thức và chi phí để xây dựng lại một trang web mới. Dù đứng trước thực trạng đáng báo động như vậy nhưng quy trình kiểm thử bảo mật website cho các doanh nghiệp hiện vẫn chưa có nhiều thay đổi.
CEO Trần Quang Chiến đưa ra giải pháp an ninh mạng đám mây giúp “vá” lỗ hổng bảo mật
Xuất phát từ một lập trình viên với nhiều năm kinh nghiệm, Trần Quang Chiến luôn trăn trở về việc tạo ra một giải pháp tiện lợi để giải quyết nhanh vấn đề này. Anh cùng các cộng sự cho ra đời nền tảng bảo mật 'CyStack Platform vào tháng 4/2019. Giải pháp an ninh mạng này được xây dựng dựa trên công nghệ đám mây, với quy trình tự động, thân thiện, dễ sử dụng và mức phí thấp dành cho các doanh nghiệp trong nước. Cụ thể, mức chi phí các doanh nghiệp cần bỏ ra để sử dụng ứng dụng này chỉ khoảng 3 đô la. Đổi lại, họ được kết nối với các chuyên gia công nghệ hàng đầu, nhằm tìm ra những lỗ hổng một cách nhanh nhất.
"Các giải pháp an ninh mạng hiện nay tại Việt Nam thường có nguồn gốc từ nước ngoài, quy trình phức tạp hoặc có giá đắt đỏ khiến các cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ không thể tiếp cận", CEO Cystack chia sẻ.
Giao diện nền tảng bảo mật CyStack Platform.
Được biết, phần lớn các doanh nghiệp đã sử dụng giải pháp của Cystack đều hoạt động trong các mảng E-commerce (thương mại điện tử), Fintech (công nghệ tài chính), SaaS (phần mềm dịch vụ). Đây là những đối tượng thường sở hữu lượng dữ liệu khách hàng lớn và là mục tiêu nhắm đến của các nhóm hacker.
Những giải pháp Cystack đang áp dụng
Hiện tại, Cystack đang đánh thẳng vào nhóm mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ trường nước. Công ty đang cung cấp những ứng dụng đặc thù như: CyStack Scanning (Quét lỗ hổng bảo mật website), CyStack Monitoring (Giám sát website liên tục), CyStack Responding (Quét mã độc cho website), CyStack Protecting (Tường lửa ngăn chặn tấn công), CyStack Attack Map (Bản đồ tấn công mạng theo thời gian thực). Các giải pháp từng bước giải quyết những vấn đề an ninh mạng doanh nghiệp đang gặp phải phổ biến nhất hiện nay.
CEO Trần Quang Chiến cho biết: "Chúng tôi có hệ thống phát hiện các vấn đề bảo mật của các doanh nghiệp, của tất cả hệ thống trên thế giới, tự động thông báo cho các doanh nghiệp này khi có sự cố, từ đó thu hút nhiều người dùng (users) hơn nữa".
Thông qua nền tảng WhiteHub do công ty này cung cấp, có hơn 600 lỗ hổng đã được tìm thấy trong các sản phẩm công nghệ. Chúng chủ yếu xuất phát từ việc lập trình và phát triển ứng dụng. Trong đó, nhiều lỗ hổng ở mức nghiêm trọng, có nguy cơ dẫn đến những cuộc tấn công mạng nguy hiểm như chiếm quyền điều khiển, gây rò rỉ dữ liệu, phá hoại hệ thống của doanh nghiệp.
CEO Trần Quang Chiến của CyStack có 7 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực an ninh mạng và 4 năm vận hành một công ty về bảo mật cho các doanh nghiệp.
Thành công của nền tảng Cystack Platform
Tuy được thành lập chưa lâu, tuy nhiên những thành công của Cystack Platform đến thời điểm hiện tại đã minh chứng cho mức độ hiệu quả của giải pháp này. Hơn 500 nhà nghiên cứu tham gia, gần 80% trong số đó tới từ Việt Nam, nhiều chuyên gia khác tới từ Mỹ, Indonesia, Đài Loan, Pháp, Philippines, Thái Lan… Đa phần họ đều là những kỹ sư an ninh mạng, hacker mũ trắng, pentester, hoặc những nhà nghiên cứu bảo mật độc lập đến từ các tập đoàn lớn như Google, Facebook, Microsoft, Dell, HP, Deloitte…
Ngoài việc sở hữu số lượng chuyên gia đông đảo, thì thời gian hoạt động của họ cũng là một điểm cộng cho Cystack. Với tỷ lệ lên đến 70% trên tổng số chuyên gia trên nền tảng, họ có khả năng xử lý và báo cáo các lỗ hổng cho doanh nghiệp chỉ sau 1-3 ngày.
Chia sẻ thêm về những định hướng trong tương lai, CEO Trần Quang Chiến cho biết anh cùng các cộng sự đặt mục tiêu mở rộng đội ngũ chuyên gia tại Việt Nam và các khu vực lân cận. Duy trì tốc độ hiện tại nhằm thu hút từ 1.500 - 2.000 chuyên gia và 100 doanh nghiệp tham gia đến hết quý I/2020. Với những bước tiến có được đến thời điểm hiện tại, chúng ta có thể mong đợi về một hệ thống an ninh mạng Việt Nam được nâng tầm trong tương lai.