Những hình ảnh về cây cầu Phú Giáo ở Bình Dương nhận được nhiều sự quan tâm, chú ý của các thành viên trong cộng đồng Việt Nam Ơi, cộng đồng gồm những bạn trẻ mê xê dịch, mong muốn lan tỏa nhiều điều tâm huyết về hai tiếng "Việt Nam".
Cầu gãy Phú Giáo bắc qua sông Bé, tọa lạc ở huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương. Cây cầu còn được gọi bằng nhiều tên khác như Cầu gãy nhịp, Cầu Sông Bé,… Nơi đây trở thành điểm check-in hot với giới trẻ miền Nam khi xuất hiện trong một phân cảnh điểm nhấn của phim điện ảnh Tèo Em.
Mới đây, thành viên Phù Vân của nhóm Việt Nam Ơi đã chia sẻ nhiều hình ảnh cây cầu gãy Phú Giáo vào group. Bài post của Phù Vân nhận được gần 2k lượt thích, cũng như hàng trăm bình luận, lượt chia sẻ của các thành viên còn lại trong nhóm.
Nhiều bạn cho biết bị thu hút bởi vẻ cũ kĩ toát lên từ cây cầu gãy Phú Giáo qua những bức ảnh của thành viên Phù Vân nhóm Việt Nam Ơi. Theo đó, cảnh vật trong ảnh như bị nhuốm một màu cổ kính, trông như thuộc về một thời đại xưa cũ nào đó và hoàn toàn tách biệt với thời hiện tại.
Trong khi đó, phần lớn các thành viên khác đặc biệt chú ý chi tiết “cây cầu gãy trong phim Tèo Em” trong bài chia sẻ của thành viên Việt Nam Ơi. Nhiều bạn bất ngờ bởi cứ nghĩ cảnh trong phim… là ghép chứ không biết có tồn tại một cây cầu gãy như thế ngoài đời thực.
Tìm hiểu kĩ hơn, sâu hơn, bạn sẽ biết cây cầu gãy là một địa danh có thực, và hơn hết còn tồn tại rất lâu đời và là minh chứng cho sự kiên cường chiến đấu của đất nước Việt Nam trong chiến tranh.
Cầu Phú Giáo được biết đến nhiều sau khi xuất hiện trong một phân cảnh điểm nhấn của phim Tèo Em.
Ban đầu, cầu Sông Bé là nơi xe cộ lưu thông giữa tỉnh Bình Phước và Bình Dương, song để ngăn chặn đường tiến quân của quân đội ta, quân địch cho đánh sập cầu Sông Bé vào năm 1975. Sự kiện đó khiến cầu Sông Bé bị gãy mất hai nhịp ở giữa cầu, tức là hình dạng mà chúng ta thấy ở nó ngày hôm nay.
Do nhu cầu đi lại, di chuyển cao, cây cầu đã được sửa chữa, lắp lại nhịp gãy. Dù vậy, vào năm 1992, một cây cầu mới bắc ngang sông Bé được hình thành. Chính quyền cũng như người dân Bình Dương lúc này quyết định gỡ đi phần 2 nhịp cầu được lắp thêm, qua đó trả lại cho cầu Phú Giáo hình dạng lịch sử.
2 nhịp gãy của cầu Phú Giáo nhắc nhở nhiều người trẻ về lịch sử, về những hi sinh của thế hệ ngày trước giúp tạo nên cuộc sống hòa bình của thời hiện tại.
Được biết, nguyên nhân người dân muốn giữ lại nguyên vẹn hình dạng cây cầu là vị họ muốn ghi nhớ công lao của những người lính đã anh dũng chiến đấu cho quê hương, đất nước.
Nền hòa bình của ngày hôm nay, những ngày tháng yên ổn của hiện tại sẽ không khiến bạn quên đi quá khứ gian khổ ngày ấy khi luôn có một chứng nhân lịch sử - cây cầu gãy Phú Giáo nằm sừng sững ở đó.
Cầu gãy Phú Giáo là một trong những địa điểm thu hút nhiều bạn trẻ đến chụp ảnh, check-in. Vẻ cũ kĩ của hai đầu cầu trơ trọi hai bên sông hứa hẹn tạo nên một background sống ảo cực hay ho dành cho bạn. Bên cạnh đó, thiên nhiên xung quanh trong lành, hùng vĩ, nhiều bạn trẻ cũng vì vậy mà chọn đến đây dã ngoại, pinic.
Thiên nhiên xung quanh cầu Phú Giáo đẹp, còn nguyên vẹn vẻ hoang sơ.
Vừa check-in đẹp, vừa thấm thía hơn câu chuyện lịch sử hào hùng của dân tộc, cầu gãy Phú Giáo ở Bình Dương là địa điểm mà bất kì dân mê đi, mê xê dịch nào cũng nên đến thăm một lần trong đời.
Đừng quên tham gia vào group Việt Nam Ơi để biết tất tần tật mọi thứ từ con người, văn hóa, ẩm thực và dân tộc khắp 63 tỉnh thành Việt Nam. Và rồi bạn sẽ tự hào và yêu hơn đất nước trọn vẹn nghĩa tình này.
Ảnh: Phù Vân, thành viên nhóm Việt Nam Ơi
Comments