Nếu một ngày giữa Sài Gòn tấp nập, bạn bỗng thèm cảm giác đi xa đến lạ, kiếm chỗ nào bình yên nương nhờ tâm hồn mỏi mệt sau những tháng ngày sống vội vàng gấp gáp. Khổ nỗi, công việc cứ "chất chồng như núi" làm ta chẳng kịp trở tay, nói gì đến chuyện lang thang như mây trời. Thật ra, ngay ở thành phố cũng có một chốn bình yên vô cùng, vừa linh thiêng, lại vừa lộng lẫy.
Bạn đã bao giờ nghe nhắc đến cái tên Bửu Long chưa? Đó là một ngôi chùa nằm rất gần trung tâm thành phố Hồ Chí Minh, sở hữu vẻ đẹp độc đáo dễ dàng "mê hoặc" bất cứ ai dừng chân ghé lại. Nơi đây rất lý tưởng cho ta tìm lại sự cân bằng trong tâm hồn, vứt bỏ mọi muộn phiền âu lo để sống thanh thản, nhẹ nhàng hơn.
@hueandsuntravel
@kattthai
@mingortt_117
@lena25121985
@t.v.n.p
Nằm trên ngọn đồi phía Tây tả ngạn sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km. Nơi đây thành lập từ năm 1942 đến năm 2007 thì có trùng tu chỉnh sửa, với khuôn viên rộng hơn 11 ha và cây cối xanh tươi phủ mát. Từ xa, bạn đã có thể nhìn thấy chóp bảo tháp vàng rực rỡ, chọc thẳng lên bầu trời cao rộng, gần như khác biệt hoàn toàn với những ngôi chùa khác trên mảnh đất Việt Nam, khiến ta có cảm giác như đang lạc vào thế giới hoàn toàn khác, chỉ muốn ngay lập tức đến gần để chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy này.
@anhtien.95
@mlltman
@vananh165536
@hueandsuntravel
Từ trung tâm thành phố, bạn có thể đi theo hướng con đường Mai Chí Thọ, sau đó vào Nguyễn Thị Định, băng qua cây cầu nhỏ rẽ trái về Nguyễn Duy Trinh, từ đây lái xe cho đến khi nào gặp Nguyễn Xiển, tìm địa chỉ số 81 là sẽ sớm tới nơi. Con đường lát gạch rợp bóng cây râm mát, mở ra trước mắt hình ảnh một ngôi chùa nguy nga, tráng lệ, với hồ bán nguyệt trong xanh nằm ngay phía trước như điểm nhấn thú vị khiến Bửu Long càng thêm phần đặc biệt. Các đường nét độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Thái Lan, Ấn Độ và thời nhà Nguyễn Việt Nam nên sở hữu “vẻ đẹp lai” làm bao nhiêu đôi mắt say mê, đắm chìm.
@kattthai
@ptleow
@lancoigomuc
@thang_lvq
Bảo tháp chính của chùa có tên là Gotama Cetiya, sở hữu diện tích 2.000 m vuông, cao 70 m với bốn tháp trụ vững chãi xung quanh, đại diện cho nền văn minh Suvannabhumi cổ đại ở vùng Đông Nam Á. Tông màu trắng vàng làm nổi bật sự nguy nga, bề thế. Để có thể lên tham quan, bạn phải bỏ giày dép dưới các bậc tam cấp, đâu đó, tiếng chuông gió kêu leng keng tạo cảm giác bình yên, thanh thản vô cùng.
@chanhtin.ngch
@jennyhuang1503
@canh.party
Từ trên lầu bốn nhìn xuống, bạn sẽ được tha hồ chiêm ngưỡng cảnh sắc tươi đẹp phía dưới, cây cối, nhà cửa nằm đan xen nhau, tựa như một bức tranh hữu tình về con người và thiên nhiên. Tuy không bề thế bằng hệ thống lăng tẩm ở Myanmar hay Thái Lan, nhưng Bửu Long vẫn làm ta có cảm giác đang vi vu đâu đó bên “xứ sở chùa vàng”, không gian này quả thật rất lý tưởng, gột rửa tâm hồn, tìm về chốn bình yên sau bao bộn bề cuộc sống.
@tran.c.duc
@pxt9295
@rindanh204
@heavenlove262
Kiến trúc chùa được xây dựng theo văn hóa Phật cổ đại và trùng tu tôn tạo liên tục cho tới ngày nay, bao gồm chính điện, tăng xá, trai đường, khách đường, tổ đường, thiền thất. Phía sau lưng chùa thờ một cây Bồ đề lớn, do Ngài Đại Trưởng lão Narada thỉnh từ Srilanka đến dâng cho Ngài Sư Tổ Hộ Tông vào năm 1960. Xung quanh nó là những bức phù điêu miêu tả lại cảnh Đức Phật truyền đạo và cảm hóa thế gian, nên nơi đây trở thành địa điểm lui tới thường xuyên của du khách hành hương cầu nguyện.
@ntm18.08
@trishpau
@ariel11987
@mintsu
@phuongoruk
Đặt chân tới miền đất này, ngoài việc được chiêm ngưỡng kiến trúc độc đáo và cho ra đời những tấm ảnh “chất phát ngất”, bạn sẽ còn có cơ hội lắng nghe tiếng bài giảng âm vang, khám phá cội nguồn Phật giáo và thu nạp thêm nhiều kiến thức bổ ích. Lang thang rảo bước trong khuôn viên Bửu Long, đôi mắt ta như bị hút vào các bức phù điêu sống động, đèn đá chạm trổ công phu, thành vách vững chãi tỏa ra sức hấp dẫn đến lạ kỳ. Vì nằm trên ngọn đồi cao nên nơi đây lúc nào cũng mát mẻ, khí hậu trong lành khác hẳn thị thành đầy khói bụi ngoài kia.
@dailysmilies
@lehatruc
@huyenxyy
@kimi.hara
@trishpau
Chùa thường mở cửa vào lúc 14g chiều để mọi người có thể vào tham quan và lễ Phật. Một điều bạn cần phải chú ý đó là vấn đề trang phục. Quần áo cần kín đáo, chỉnh tề để thể hiện sự tôn trọng và thành kính. Bên cạnh bảo tháp vàng, nơi đây còn nhiều công trình đặc biệt khác như: Cõi Bình Yên, tiểu cảnh núi đá, chòi lục giác mang trong mình nhiều câu chuyện thú vị mà bạn không nên bỏ qua.
@dvan128
@linho2o4
@ryan7_vuu
@_nguyenthetai
@tiensinh97
Giữa khoảng trời mênh mông rộng lớn, chùa Bửu Long hiện lên đầy nổi bật. Nếu bạn là người yêu thích những lối kiến trúc độc đáo hay đơn giản chỉ muốn tìm chốn bình yên để thư giãn đầu óc thì đừng bỏ qua ngôi chùa độc lạ nằm ở quận 9 này nhé.
Comments