Tin tức liên tục nên còn ai hiểu được cảm giác háo hức chờ từng tờ báo

15:50 26/08/2023

Ngày nay, chỉ cần có một chiếc điện thoại trong tay là tin tức được cập nhật liên tục từng giây. Dù là tin trong nước hay quốc tế, chẳng có gì cản trở độc giả đọc. Thế nhưng, có lẽ người trẻ hiện đại lại chẳng hiểu được cảm giác háo hức đón đọc từng tờ báo như những ngày công nghệ chưa phát triển. Tất cả chỉ còn trong ký ức. 

 
Những tờ báo giấy đã từng là ký ức của rất nhiều người. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)
Những tờ báo giấy đã từng là ký ức của rất nhiều người. (Ảnh: Trí Thức Trẻ)

Công nghệ hiện đại, tin tức nhảy theo từng giây

Mỗi ngày, chúng ta đều lướt điện thoại để cập nhật tin tức. Nó không chỉ là giải trí mà còn để tiếp thu, mở mang kiến thức. Tin tức nhảy liên tục tới mức chỉ cần rời điện thoại vài giờ đồng hồ cũng đủ để biến mình thành “người tối cổ”. Các tin “sốt dẻo” liên tục được đưa ra để phục vụ nhu cầu của độc giả. Chỉ cần vài cái lướt, vài cú bấm chuột là cũng đủ để nạp được một lượng thông tin khổng lồ. Chính vì sự tiện lợi đó, báo điện tử chiếm được cảm tình của các bạn trẻ, nhỉnh hơn so với báo truyền thống. 

 
Tin tức ngày nay được cập nhật liên tục, nhanh chóng. (Ảnh minh họa: Freepik)
Tin tức ngày nay được cập nhật liên tục, nhanh chóng. (Ảnh minh họa: Freepik)

 
Chỉ cần một chiếc máy tính, điện thoại là có thể đọc được toàn bộ tin tức. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Chỉ cần một chiếc máy tính, điện thoại là có thể đọc được toàn bộ tin tức. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Hoàng, một độc giả của YAN chia sẻ: “Trong nhà mình vẫn có báo giấy nhưng chủ yếu là ông bà đọc do không rành công nghệ. Còn mình thì chỉ cần lướt vài vòng trên mạng là đã đủ biết những gì xảy ra trong ngày rồi. Mình không muốn thành người tối cổ, luôn muốn bản thân nắm được tin tức sớm nhất có thể nên vẫn ưu tiên báo điện tử hơn”.

 
Cầm máy lên là biết chuyện gì đang xảy ra, không cần phải chờ đợi từng số báo như xưa. (Ảnh minh họa: Freepik)
Cầm máy lên là biết chuyện gì đang xảy ra, không cần phải chờ đợi từng số báo như xưa. (Ảnh minh họa: Freepik)

Tìm lại cảm giác háo hức đón đọc từng tờ báo như ngày xưa

Có thể báo giấy không còn phổ biến trong “Cột sống” Gen Z ở thời điểm hiện tại. Thế nhưng, nó đã từng là thanh xuân của rất nhiều người. Báo giấy có thể được xem như cả một miền ký ức xưa. Cầm trên tay những tờ báo mới cứng, phảng phất mùi giấy mực mới “ra lò” khiến nhiều người xao xuyến.

 
Đa số chỉ có thế hệ ông bà, bố mẹ vẫn còn giữ thói quen đọc báo giấy. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Đa số chỉ có thế hệ ông bà, bố mẹ vẫn còn giữ thói quen đọc báo giấy. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Với ông bà, bố mẹ, quen thuộc nhất có lẽ là các tờ báo như Hà Nội Mới, Thanh Niên, Tuổi Trẻ,... Còn với thế hệ trẻ thì Hoa Học Trò, Mực Tím, Nhi Đồng, Trà Sữa Cho Tâm Hồn… là cả một bầu trời ký ức đối với họ. Mỗi tờ báo một phong cách, truyền tải những thông tin khác nhau nhưng nó đều có điểm chung, đó là sự hồi hộp, chờ đợi từ độc giả. Ai ai cũng mong ngóng được cầm trên tay số báo mới nhất, lật từng trang giấy còn thơm mùi mực, đọc từng câu, từng từ như muốn lưu lại tất cả.

 
Những sạp báo giấy quen thuộc với nhiều người giờ thưa vắng. (Ảnh: Báo Dân Sinh)
Những sạp báo giấy quen thuộc với nhiều người giờ thưa vắng. (Ảnh: Báo Dân Sinh)

Những ngày xưa khi chưa có công nghệ, tin tức không thể tiếp cận đến độc giả chỉ trong vài phút, thông tin giải trí cũng chưa có nhiều thì báo giấy là tất cả. Với những người dân ở thành phố, hình ảnh quen thuộc nhất chính là những sạp báo nhỏ bên đường hay những tiếng rao: “báo mới, báo mới đây”. Còn với những đứa trẻ ở nông thôn, chẳng có mấy có sạp báo thì thứ để lại sâu trong ký ức chính là những người giao hàng ở bưu điện. Nộp tiền cả tháng, vậy là cứ đều đặn mỗi khi có số báo mới ra, lại có người mang báo đến tận nhà trong ánh mắt háo hức, mong đợi của nhiều người. 

 
Những tờ báo giấy thơm mùi mực giờ chỉ còn một lượng độc giả nhỏ. (Ảnh: Dân Trí)
Những tờ báo giấy thơm mùi mực giờ chỉ còn một lượng độc giả nhỏ. (Ảnh: Dân Trí)

Loan (27 tuổi, Hưng Yên) nhớ lại ký ức xưa: “Hồi nhỏ mình thích báo Hoa Học Trò lắm, nhất là mục tư vấn của anh Chánh Văn. Bố mẹ cũng ủng hộ việc đọc nên đóng tiền theo quý cho cô ở bưu điện. Vậy là cứ mỗi khi có số báo mới ra cô lại ghé nhà mình đưa. Hồi ý chẳng có điện tử như bây giờ nên có được quyển báo quý lắm. Đọc từng trang, dò từng dòng. Đọc xong là cất vào ngăn tủ riêng. Giờ thì tin tức nhiều, dễ tiếp cận nên mình cũng không còn đọc báo giấy nữa”.

 
Một số người vẫn còn thói quen lưu giữ những tờ báo giấy như một kỷ niệm quý giá. (Ảnh: Việt Pull)
Một số người vẫn còn thói quen lưu giữ những tờ báo giấy như một kỷ niệm quý giá. (Ảnh: Việt Pull)

Có thể báo giấy đã không còn được ưa chuộng như xưa. Thế nhưng, chắc chắn rằng nó vẫn mãi mãi giữ một vị trí nhất định trong lòng người đọc. Với những ai không rành công nghệ, đó vẫn là ưu tiên số một. Và với nhiều người, lưu trữ báo giấy cũng chính là một thói quen, một cách để lưu giữ kỷ niệm xưa. 

BÁO GIẤY, CẢ MỘT BẦU TRỜI KỶ NIỆM

Báo giấy với nhiều người đã không còn thông dụng, thuận tiện vì phải chờ đợi lâu. Thế nhưng, với nhiều thế hệ, đó là cả một bầu trời ký ức. Cái cảm giác háo hức, chờ đợi từng số báo hay vui mừng cầm trên tay tờ báo mới, hít hà mùi mực thơm còn vương lại là những kỷ niệm không bao giờ có thể tìm ở đâu khác. Báo giấy dù chậm hơn nhưng lại là những thông tin chắt lọc, chỉn chu. Và chắc chắn rằng, nó vẫn luôn có một chỗ đứng nhất định trong lòng mỗi người.

Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!