Tay trắng lại mơ mộng lấy tiền mừng cưới, vàng hồi môn sống thong thả

15:30 21/09/2023

Dựng vợ, gả chồng là chuyện trọng đại trong cuộc đời. Kết hôn vào thời điểm nào tùy vào hoàn cảnh của mỗi người. Hiện nay, không ít bạn trẻ dù chưa vững vàng kinh tế, thậm chí chẳng có gì trong tay vẫn quyết định đi đến hôn nhân với mong muốn ổn định gia đình trước, lập nghiệp sau. Cũng vì vậy, nhiều câu chuyện "dở khóc dở cười" diễn ra. Mới đây, một thành viên tại Cột Sống Gen Z chia sẻ về "ước mơ màu hồng" của bản thân sau khi lên kế hoạch kết hôn đã nhanh chóng thu hút sự chú ý của nhiều người. 

 
Ôm mộng làm giàu từ tiền mừng cưới. 
Ôm mộng làm giàu từ tiền mừng cưới. 

Giấc mộng ôm tiền mừng cưới sống đời thong thả

Theo đó, bạn T.H đăng tải bài viết với nội dung: "Em năm nay 24 tuổi, mới ra trường được 2 năm nên mức lương vẫn chưa có gì nổi bật, tháng kiếm được khoảng 8 triệu đồng. Trừ đi các khoản chi phí sinh hoạt chẳng còn bao nhiêu. Nhiều lúc cũng nản chẳng biết đến bao giờ mới tích cóp được một khoản ra tấm ra món. Người yêu hơn em 2 tuổi, lương nhỉnh hơn em một chút. Biết rằng 2 đứa kết hôn lúc này là hơi sớm nhưng nhiều lúc nghĩ giờ mà tổ chức đám cưới. Tiền mừng cưới cùng vàng 2 bên nội ngoại gia đình cho chắc cũng phải được 200 triệu đồng. Trừ đi chi phí tổ chức đám cưới cũng phải dư lấy vài chục. Hai vợ chồng lại có vốn không phải lo nghĩ nhiều, bớt áp lực công việc". 

 
Nhiều bạn trẻ cho rằng cưới xong sẽ có khoản tiền dư dả. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhiều bạn trẻ cho rằng cưới xong sẽ có khoản tiền dư dả. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Chia sẻ này nhanh chóng nhận được nhiều sự chú ý. Theo đó, đa số quan điểm đều không đồng tình với dự tính được cho là thiếu chín chắn này. Khi tổ chức hôn lễ, có rất nhiều chi phí phải lo. Từ tiền cỗ bàn, trang trí đám cưới, tiền mua sắm,... con số có thể lên đến vài chục triệu đồng thậm chí hàng trăm triệu đồng tùy vào quy mô của từng hôn lễ. Trong trường hợp cô dâu, chú rể chưa vững vàng kinh tế, bố mẹ 2 bên gia đình sẽ phải đứng ra lo liệu, chi tiêu toàn bộ. Do đó, suy nghĩ dùng tiền mừng cưới sau hôn lễ để sống thong thả được nhiều người đánh giá có phần không hợp lý. Như trong trường hợp của T.H, cả 2 đều chưa vững vàng kinh tế, số tiền mừng cưới nên để lo liệu chi phí hôn lễ thay vì cô dâu, chú rể cầm hết. 

 
Đám cưới có rất nhiều khoản cần chi tiêu. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Đám cưới có rất nhiều khoản cần chi tiêu. (Ảnh minh họa: Pinterest)

 
Nhiều hôn lễ đầu tư khoản tiền khổng lồ. (Ảnh minh họa: Pinterest)
Nhiều hôn lễ đầu tư khoản tiền khổng lồ. (Ảnh minh họa: Pinterest)

Tuy nhiên, cũng trong nhiều gia đình, cô dâu chú rể được giữ toàn bộ tiền mừng và vàng cưới. Đây được coi như là một khoản vốn bố mẹ 2 bên dành cho vợ chồng trẻ để bắt đầu một chặng đường mới. Tưởng chừng đây là ưu thế trong câu chuyện tiền bạc, song nếu không có kế hoạch chi tiêu rõ ràng, bạn có thể dễ dàng đánh mất số tiền này. 

Cụ thể, Hà My (26 tuổi), kết hôn vào năm 2022, chia sẻ rằng toàn bộ tiền mừng cưới sau khi đã thanh toán các chi phí còn dư ra vợ chồng cô nàng được bố mẹ 2 bên cho giữ lại. Số tiền mừng và vàng cưới lên đến gần 100 triệu đồng. Lần đầu tiên 2 vợ chồng trẻ có số tiền dư dả trong người, do không có kinh nghiệm lại tham gia đầu tư, không may mắn xảy ra thua lỗ. Kết quả số tiền mừng cưới tưởng có thể giúp đôi vợ chồng trẻ thoải mái mà sống lại mất trắng: "Khi đầu tư cũng nên cẩn thận trước các tài sản rủi ro. Không nên giống như mình, chưa nghiên cứu kỹ đã tất tay dẫn đến mất trắng", Hà My chia sẻ. 

 
Các cặp đôi nên có kế hoạch chi tiêu trước, sau hôn lễ hợp lý. (Ảnh minh họa: Freepik)
Các cặp đôi nên có kế hoạch chi tiêu trước, sau hôn lễ hợp lý. (Ảnh minh họa: Freepik)

Tuổi trẻ nỗ lực trong công việc, trông đợi gì ở khoản tiền mừng cưới

Thực tế, nhiều hôn lễ tiền mừng cưới còn chẳng đủ để bù lại những chi phí tổ chức. Nhiều gia đình còn phải bỏ thêm tiền để thanh toán các khoản đã tiêu pha. Vì vậy, tuổi trẻ mơ mộng cho rằng sau khi kết hôn có một khoản tiền dư dả từ đám cưới được cho là hão huyền. Thay vào đó, mỗi người nên cố gắng, nỗ lực với công việc mình đang có, kết hôn khi bản thân đã sẵn sàng cho cuộc sống gia đình thay vì mông lung, mơ mộng. 

Kết hôn là một trong những cột mốc đánh dấu sự trưởng thành, vì vậy, chúng ta cũng cần phải tự chủ, tự lo cho chính bản thân và cuộc sống của mình. Hãy cố gắng ổn định công việc, kinh tế trước khi kết hôn. Có thể không cần phải giàu có, tài khoản trăm triệu, tiền tỷ nhưng ít nhất cũng đủ để lo cho tổ ấm nhỏ của mình. 

Kết hôn là một trong những sự kiện quan trọng của đời người. (Ảnh minh họa: Unsplash)

 
Sau hôn lễ cần có kế hoạch tài chính rõ ràng. (Ảnh minh họa: Vietcetera)
Sau hôn lễ cần có kế hoạch tài chính rõ ràng. (Ảnh minh họa: Vietcetera)

Đặc biệt, bạn chẳng thể trông đợi vào tiền mừng hay vàng cưới mà mình sẽ nhận được. Trong cuộc sống hiện đại, chúng ta không nên nặng nề quan điểm kết hôn cha mẹ bắt buộc phải có tiền, vàng cho con. Tùy vào hoàn cảnh của mỗi gia đình mà xử lý sao cho phù hợp, đừng nên so sánh của hồi môn của mình với bất kỳ ai khác. Điều trân quý là ở tình yêu thương mà bố mẹ dành cho bạn chứ không phải vàng bạc bên ngoài. 

Quan điểm của bạn như thế nào về vấn đề này? Cùng chia sẻ dưới phần bình luận của YAN nhé!

Ngoài những tin tức về giải trí và đời sống được cập nhật liên tục, bạn có thể tham gia vào cộng đồng những người tò mò về lá số thông qua app Tử Vi Hàng Ngày. Ứng dụng này sẽ giúp bạn khám phá về tình yêu và sự nghiệp một cách đơn giản và nhanh nhất. Tải app tại đây.

Một số bạn trẻ vì thiếu sự tính toán, lên kế hoạch mà đã vội vàng kết hôn ngay khi chưa có gì trong tay, một công việc ổn định cũng không. Chính vì vậy, khi cưới về, họ buộc phải dựa vào sự lo liệu, sắp xếp của bố mẹ, từ chi phí tổ chức đám cưới cho tới phí sinh hoạt hàng ngày. Ôm mộng làm giàu từ tiền mừng cưới cũng là điều bất khả thi.

Cùng cập nhật những tin tức khác TẠI ĐÂY!