Bị nói bất lịch sự chỉ vì vào gọi món trước khi quán đóng cửa 5 phút?

16:27 25/08/2023

Mỗi hàng quán đều sắp xếp một khung giờ mở cửa và đóng cửa nhất đinh. Nhiều người ngại vào mua quá sát giờ vì có thể khiến nhân viên phải làm lố thêm thời gian bình thường. Nhưng cũng có những người cho rằng chỉ cần cửa hàng còn mở thì việc phục vụ khách là đương nhiên, dù chỉ còn vài phút. Điều đó khiến độc giả của YAN có nhiều tranh cãi.

 
Mua đồ trước khi quán đóng cửa vài phút khiến nhân viên khó chịu. (Ảnh minh họa: Lifestylememory​)
Mua đồ trước khi quán đóng cửa vài phút khiến nhân viên khó chịu. (Ảnh minh họa: Lifestylememory​)

Mua đồ trước khi quán đóng cửa 5 phút là bất lịch sự?

Thông thường các hàng quán hiện nay quy định giờ đóng cửa từ 22h-22h30. Tuy nhiên với nhân viên phục vụ, để có thể về đúng giờ họ thường dọn dẹp trước đó 15 phút, hoặc ngừng nhận khách hàng trước 30 phút. Đôi khi khách hàng vào quá sát giờ sẽ khiến nhân viên không thích vì phải làm lố giờ. Có khách hàng lịch sự sẽ xin lỗi hoặc bày tỏ mong muốn phiền nhân viên một chút. Nhưng cũng có những khách thể hiện mình là thượng đế, buộc nhân viên phải phục vụ. Điều này khiến những người làm công việc này cảm thấy bức xúc.

 
Thông thường nhân viên sẽ dọn dẹp trước thời gian đóng cửa, nếu khách vào quá sát giờ họ sẽ phải làm không công. (Ảnh minh họa: glints)
Thông thường nhân viên sẽ dọn dẹp trước thời gian đóng cửa, nếu khách vào quá sát giờ họ sẽ phải làm không công. (Ảnh minh họa: glints)

T.D (25 tuổi) từng làm nhân viên bán hàng tại một cửa hàng mỹ phẩm cho hay: “Trước kia cửa hàng mình làm tới 22h sẽ đóng cửa. Hầu như ngày nào chúng mình cũng phải ở lại 30-45 phút để kiểm kê lại, sắp xếp hàng hóa, chốt sổ sách,... Lúc đầu vào làm cửa hàng trưởng cũng nói mình 21h30 là có thể kiểm kê dần để đúng 22h được về. Nhưng 30 phút cuối cùng lại rất đông khách. Có những khách còn 5 phút nữa là đóng cửa mà vẫn vào mua. Mỗi lần có khách vào tầm đấy mấy đứa nhân viên bọn mình lại nhìn nhau cười ngao ngán.”

 
Dù nhân viên không tỏ thái độ nhưng chẳng có ai thích phục vụ một người khi chỉ còn vài phút là hết giờ. (Ảnh minh họa: freepik)
Dù nhân viên không tỏ thái độ nhưng chẳng có ai thích phục vụ một người khi chỉ còn vài phút là hết giờ. (Ảnh minh họa: freepik)

Với cửa hàng mỹ phẩm việc dọn dẹp sau khi khách đi còn nhanh gọn nhưng với những quán ăn, nếu khách hàng vào quá sát giờ sẽ rất mất thời gian của nhân viên. Có khách đồng ý mua mang về nhưng có khách vẫn muốn ăn tại quán. Khi đó nhân viên sẽ phải chờ khách ăn xong mới có thể dọn dẹp. Trong vòng 5 phút không thể vừa làm xong đồ, vừa để khách ăn xong và vừa dọn dẹp xong được. Nếu ai cũng vào ăn uống thời điểm áp chót như vậy nhân viên sẽ rất vất vả. 

 
Nếu ai cũng vào quán lúc áp chót nhân viên phục vụ sẽ rất vất vả. (Ảnh minh họa: Thanh niên)
Nếu ai cũng vào quán lúc áp chót nhân viên phục vụ sẽ rất vất vả. (Ảnh minh họa: Thanh niên)

Tuy nhiên, nhiều người lại cho rằng nếu cửa hàng đã quy định giờ đóng cửa như vậy thì cho dù còn 1 phút trước giờ khách vào mua nhân viên cũng phải phục vụ. Nếu cảm thấy bất tiện, nhân viên có thể lịch sự nhờ khách mua mang về, hoặc xin phép ngừng nhận bàn vì đã chuẩn bị đóng cửa. Trường hợp khách đồng ý thì không sao nhưng nếu khách không đồng ý thì vẫn phải vui vẻ phục vụ, như vậy mới đúng quy định. Quan điểm này được các thành viên trong cộng đồng Cột sống Gen Z cực kỳ ủng hộ. 

 
Sau khi hết khách nhân viên còn phải ở lại dọn dẹp chứ chưa được về luôn. (Ảnh minh họa: Dân Việt)
Sau khi hết khách nhân viên còn phải ở lại dọn dẹp chứ chưa được về luôn. (Ảnh minh họa: Dân Việt)

Biết thông cảm cho người khác, mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn

Trên thực tế ranh giới giữa đúng và sai trong trường hợp này khó mà phân định. Tuy nhiên, chỉ cần khách hàng và nhân viên có sự thông cảm cho nhau thì mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. Trước đó, mạng xã hội từng rần rần chia sẻ câu chuyện của một khách hàng ở Úc vì đặt đồ ăn muộn đã xin lỗi cửa hàng và cái kết khiến nhiều người bất ngờ. 

Cụ thể, người này bị ốm và đã đặt một phần mì ống vào lúc quán chuẩn bị đóng cửa. Tuy nhiên, anh chàng đã để lại lời nhắn trên ứng dụng đặt đồ ăn như sau: “Tôi xin lỗi vì đặt hàng muộn thế này. Hiện giờ tôi đang bị ốm nên vừa mới ngủ dậy. Tôi hoàn toàn hiểu được nếu các bạn hủy đơn vì các bạn sắp đóng cửa rồi”.

 
Nếu ai cũng vì mua xong hàng, được việc mà không quan tâm đến nhân viên sẽ khiến họ khó chịu. (Ảnh minh họa: freepik)
Nếu ai cũng vì mua xong hàng, được việc mà không quan tâm đến nhân viên sẽ khiến họ khó chịu. (Ảnh minh họa: freepik)

Trái ngược với suy nghĩ của vị khách sẽ bị hủy đơn, chỉ một lát sau anh đã nhận được phần đồ ăn mình đặt và được tặng kèm thêm một phần bánh mì tỏi. Không chỉ vậy, cửa hàng còn gửi kèm theo tờ giấy ghi nội dung: “Cảm ơn vì lời nhắn tử tế của anh, anh đừng lo về việc đặt hàng muộn, chúng tôi không ngại đâu. Chúng tôi gửi anh phần bánh mì tỏi miễn phí để anh đỡ mệt một chút. Chính những lời nhắn tử tế như của anh khiến chúng tôi cảm thấy vui hơn. Cảm ơn anh”.

 
Khách hàng là thượng đế nhưng cũng nên có lời nói phù hợp để nhân viên tình nguyện phục vụ. (Ảnh minh họa: freepik)
Khách hàng là thượng đế nhưng cũng nên có lời nói phù hợp để nhân viên tình nguyện phục vụ. (Ảnh minh họa: freepik)

Vậy mới thấy, đôi khi sự khéo léo, lịch sự trong lời nói sẽ khiến đôi bên đều cảm thấy hài lòng. Nhân viên có thể không thích khách hàng mua đồ lúc quá sát giờ nhưng họ vẫn sẽ vui vẻ phục vụ nếu nhận được sự trân trọng từ phía khách hàng. Chỉ cần một lời cảm ơn, một câu nói hỏi han, động viên cũng đủ khiến họ cảm thấy ấm lòng. Về phía khách hàng cũng vậy, đừng coi việc người khác bắt buộc phải phục vụ mình dù chỉ còn vài phút. Nhân viên cũng nên lựa lời nói chuyện để khách thông cảm nếu không tiện phục vụ khi đã quá sát giờ. 

 
Nếu đôi bên có thể nhẹ nhàng và thông cảm cho nhau thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. (Ảnh minh họa: Pho79 Restaurant)
Nếu đôi bên có thể nhẹ nhàng và thông cảm cho nhau thì mọi việc sẽ dễ dàng hơn rất nhiều. (Ảnh minh họa: Pho79 Restaurant)

Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Quan điểm của bạn về vấn đề này như thế nào? Cùng để lại bình luận bên dưới với YAN nhé. Và đừng quên theo dõi group "Cột sống" GenZ để cập nhật thêm nhiều tin tức đời sống xã hội thú vị. 

Đôi khi trong cuộc sống có nhiều nguyên tắc cứng nhắc khiến chúng ta cảm thấy khó chịu. Nhưng nguyên tắc là do con người đặt ra, để đôi bên cùng thoải mái thì tùy từng trường hợp mỗi người có thể linh hoạt xử lý. Nhân viên có thể sẵn sàng làm quá giờ, thậm chí hỗ trợ khách hết mình chỉ cần một lời nhờ vả. Ngược lại với những vị khách coi mình có tiền là tất cả thì dù có cho thêm tiền người khác cũng không muốn phục vụ thêm. 

Xem thêm các bài viết tương tự TẠI ĐÂY!